icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề nghị truy tố Vũ Đình Thuần 2 tội danh

Bài và ảnh: Anh Phương

Cơ quan CSĐT đã đề nghị truy tố 20 bị can, trong đó nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - trưởng Ban Điều hành Đề án 112 Vũ Đình Thuần và Lương Cao Sơn – thư ký Ban Điều hành Đề án 112, cùng bị truy tố về 2 tội danh “Tham ô tài sản” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”

Sau hơn 16 tháng điều tra, Cục CSĐT tội phạm tham nhũng (C37 - Bộ Công an) vừa kết thúc điều tra vụ án tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi xảy ra tại Ban Điều hành Đề án 112 Chính phủ và các đơn vị liên quan.

img
Vũ Đình Thuần

“Ăn theo” Đề án 112

Ngày 25-7-2001, Thủ tướng có quyết định phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2005 (Đề án 112). Tính đến ngày 30-12-2005, vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương cấp cho đề án là 685 tỉ đồng, trong đó Ban Đề án 112 đã chi hơn 277,97 tỉ đồng.

Theo điều tra của cơ quan công an, Lương Cao Sơn với tư cách là thư ký Đề án 112 đã “tư vấn” cho các doanh nghiệp đường đi nước bước và trình ông Thuần ký duyệt các quyết định để kiếm tiền “hoa hồng”. Cụ thể, Lương Cao Sơn đã trực tiếp thiết kế tới 7 đường dây cho các phi vụ làm ăn này. Phi vụ đầu tiên là mua sắm phần mềm bản quyền với Công ty Phần mềm ISA do Nguyễn Thúy Hà làm tổng giám đốc. Bỏ qua hết các thủ tục mời thầu theo quy định, ngày 11-10-2004, Sơn đề nghị ông Thuần quyết định công nhận Công ty ISA trúng thầu với giá trị phần mềm bản quyền của hãng Microsoft và IBM trị giá hơn 9,1 tỉ đồng. Trong phi vụ này, Hà đã đưa cho Sơn 360 triệu đồng để chia cho ông Thuần 200 triệu đồng, bà Phạm Thị Ngọc, kế toán trưởng Ban Đề án 112, 80 triệu đồng, còn lại là phần Sơn.

img

Lương Cao Sơn

Kết quả điều tra thật bất ngờ, nguồn gốc phần mềm ISA giao cho Ban Đề án 112 lại chính là do bà Hà mua của chồng mình là Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn hệ thống thông tin, với giá chỉ có 5,8 tỉ đồng.

C37 đã khám phá nhiều “mánh” làm ăn của Lương Cao Sơn với một số lãnh đạo NXB Tư pháp do ông Nguyễn Đức Giao làm giám đốc. Thông qua sự môi giới của Hoàng Đăng Bảo, thư ký của Vũ Đình Thuần, trong  thời gian từ tháng 3-2004 đến tháng 6-2006, Nguyễn Đức Giao đã ký với Vũ Đình Thuần 28 hợp đồng in ấn giáo trình, tài liệu với giá trị hơn 3,8 tỉ đồng.

Do NXB Tư pháp không có chức năng in, không có nhà in, để có giáo trình, tài liệu giao cho bên A, ông Giao ký hợp đồng giao cho 7 công ty in khác để rút ra 667 triệu đồng tiền chênh lệch. Số tiền này, ông Giao đã chuyển lại cho Hoàng Đăng Bảo 409 triệu đồng.

Bốn anh em cùng kiếm chác

Lương Cao Phong, giám đốc Trung tâm Thẩm định và Tư vấn thông tin thuộc Công ty Tin học xây dựng và là em ruột Lương Cao Sơn, đã môi giới cho ông Phạm Văn Hạc, giám đốc Công ty Tin học xây dựng, thực hiện tổng cộng 15 hợp đồng kinh tế và một giao dịch trực tiếp, tổng giá trị hơn 1,68 tỉ đồng. Trong đó có 7 hợp đồng đào tạo tin học trị giá 817 triệu đồng và 8 hợp đồng dịch vụ trị giá hơn 864 triệu đồng. Cơ quan điều tra làm rõ, bằng uy của anh trai, Lương Cao Phong nhận của Công ty Tin học xây dựng tới hơn 316 triệu đồng, trong đó tiền môi giới là 113 triệu đồng.

Cũng nhờ uy của ông anh ruột, Lương Cao Phi - cán bộ NXB Xây dựng, một em trai khác của Lương Cao Sơn - đã bàn với Công Tuấn Hải, cán bộ NXB Bản đồ, môi giới cho Phạm Trần Việt Anh, giám đốc Công ty In Khuyến học. Nhờ đó, công ty in này đã ký được 5 hợp đồng với Ban Đề án 112 để trục lợi 420 triệu đồng. Trong đó Phi được 350 triệu đồng.

Không chỉ tạo điều kiện cho các em trai mình, Lương Cao Sơn còn tạo điều kiện cho em vợ là Ngô Thị Nhâm, phó phòng kinh doanh sách quốc văn (Tổng Công ty Sách VN). Nhâm đã đề nghị Sơn, ông Nguyễn Cát Hồ (tổ trưởng tổ đào tạo thuộc Đề án 112) cùng bà Phạm Thị Ngọc (kế toán trưởng Đề án 112) cho Tổng Công ty Sách được thực hiện việc in sách. Nhân đã bàn phương án làm ăn với trưởng phòng của mình là Nguyễn Thị Phương Hoa (khi bị khởi tố là phó tổng giám đốc). Kết quả, lãnh đạo Tổng Công ty Sách đã ký với trưởng ban Vũ Đình Thuần 13 hợp đồng cung cấp sách và xuất một hóa đơn bán 40 vỏ hộp (không có hợp đồng) với tổng giá trị hơn 2,37 tỉ đồng... Qua nhiều thủ đoạn khác nhau, Nguyễn Thị Phương Hoa đã rút được hơn 1 tỉ đồng. Sau khi chi lại cho Ban Đề án 112 hơn 717 triệu đồng, còn hơn 277,8 triệu đồng, ngoài việc chia cho các phòng ban, bị can Trần Tấn Ngô và Nguyễn Thị Minh Thiệu, tổng giám đốc và phó tổng giám đốc công ty được chia 17 triệu đồng/người...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo