xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đồng hồ nước “phi mã” không được bồi thường

Bải và ảnh: TRUNG THANH

Trung tâm Kỹ thuật 3 kết luận đồng hồ chạy nhanh nhưng cơ quan cấp nước lại bảo chạy chậm, không bồi thường cho khách hàng mà còn thu thêm 100.000 đồng chi phí kiểm định

Thấy khối lượng nước sinh hoạt tăng lên chóng mặt, nghi ngờ đồng hồ “phi mã”, ông Lê Định ở số 67/4A, đường Bùi Đình Túy, phường 12, quận Bình Thạnh yêu cầu Chi nhánh Cấp nước Gia Định gởi đồng hồ nước đến Trung tâm Kỹ thuật, Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (TTKT 3) để kiểm định.

Không được bồi thường, còn thêm mất tiền

Đưa chúng tôi xem biên bản kiểm định của TTKT 3 và thư trả lời của Chi nhánh Cấp nước Gia Định, ông Định không kìm được bức xúc: “TTKT 3 kết luận đồng hồ chạy nhanh nhưng Chi nhánh Gia Định lại nói chạy chậm, không bồi thường tiền nước thất thoát còn bắt tôi phải đóng 100.000 đồng chi phí kiểm định.”

Theo biên bản kiểm định của TTKT 3, khi kiểm định với lưu lượng nước 1.500 lít/giờ thì đồng hồ của ông Định (loại 15 mm) chạy nhanh 3,80%, mức 120 lít/giờ chạy nhanh 3,50% và với mức 30 lít/giờ thì đồng hồ mới chạy chậm 5,50%. Ông Đỗ Việt Hùng, Trưởng Phòng Đo lường dung tích, TTKT 3, cho biết: “Theo tiêu chuẩn đo lường Việt Nam, do Tổng cục Đo lường Chất lượng Việt Nam ban hành, đối với đồng hồ nước loại 15 mm, sai số cho phép ở mức lưu lượng 1.500 lít/giờ và 120 lít/giờ là ±2 %. Do đó, kết luận đồng hồ của ông Định chạy nhanh quá sai số cho phép là chính xác”.

Tuy nhiên, trong thông báo kết quả kiểm định, Chi nhánh Cấp nước Gia Định lại cho rằng: “TTKT 3 đã tiến hành kiểm định đồng hồ nước với kết luận chạy chậm -5,50%, sai số này vượt quá giới hạn cho phép (±5%.) được ghi tại điều 15, quy định về cung cấp nước của Quyết định 146,2003/QĐ-UB ngày 13-8-2003” của UBND TP. Theo đó, ông Định không được bồi thường tiền nước thất thoát. Ngoài ra, Chi nhánh Gia Định còn thu thêm của ông Định 100.000 đồng chi phí kiểm định.

Quy định nào hợp lý?

Theo TTKT 3, nếu kết quả kiểm định đồng hồ chạy nhanh thì khách hàng được bồi thường tiền nước thất thoát và cơ quan cấp nước phải có trách nhiệm thanh toán chi phí kiểm định cho người dân. Nếu giải quyết theo hướng này, ông Định được thanh toán tiền nước thất thoát và không phải đóng 100.000 đồng. Song, không riêng gì trường hợp của ông Định, hiện trong tất cả các vụ khiếu kiện về đồng hồ nước, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đều dựa vào Quyết định 146 để giải quyết. Từ đây dẫn đến mâu thuẫn, nếu dựa vào kết quả kiểm định (theo tiêu chuẩn đo lường Việt Nam) thì những trường hợp đồng hồ chạy nhanh trên 2% đã được xem là... phi mã nhưng dựa vào điều 15, Quyết định 146 của UBND TP thì lại... bình thường. Và hiển nhiên ai cũng hiểu bất lợi nghiêng về phía người tiêu dùng.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Châu, Phó phòng Kiểm tra hàng hóa & đo lường, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường TP, cho biết nếu các chi nhánh cấp nước dựa vào Quyết định 146 của UBND TP để giải quyết các trường hợp khiếu nại thì trên hợp đồng gắn đồng nước phải ghi cụ thể về điều khoản này. Tuy nhiên, ông Định cho biết đồng hồ nước nhà ông được gắn từ năm 2000 và trên hợp đồng không nói về các tiêu chuẩn kiểm định. Hơn nữa, Quyết định 146 chỉ mới được ban hành từ năm 2003. Mặt khác, trong Quyết định 146, tại điều 15 về kiểm định đồng hồ nước cũng chỉ yêu cầu: “Nếu đồng hồ nước vẫn trong giới hạn sai số cho phép, khách hàng yêu cầu phải chịu chi phí kiểm tra, hoặc kiểm định (nếu có)”. Trong khi đó, đồng hồ ở nhà ông Định dù áp dụng với quy định kiểm định nào cũng không đạt yêu cầu. Vậy dựa vào cơ sở nào Chi nhánh Cấp nước Gia Định thu 100.000 đồng chi phí kiểm định của khách hàng?

Luật sư Trương Thị Hòa, Đoàn Luật sư TPHCM:

Không thể hiểu nhiều cách khác nhau

Sau khi xem xét vụ việc, tôi thấy nổi lên hai vấn đề. Theo Quyết định 146/2003/QĐ-UB ngày 13-8-2003 của UBND TP, đồng hồ nước được xem là chính xác với kết quả kiểm định với sai số không quá ±5% so với lượng nước thực tế qua đồng hồ. Nhưng căn cứ vào tiêu chuẩn đo lường Việt Nam, kiểm định tại các mức lưu lượng 1.500 lít/giờ, 120 lít/giờ mức sai số cho phép chỉ ±2%. TTKT 3, dựa trên tiêu chuẩn này để kết luận đồng hồ chạy nhanh. Tuy nhiên cơ quan cấp nước chỉ dựa vào mức kiểm định 30 lít/giờ với sai số cho phép ±5% để kết luận đồng hồ chạy chậm. Đối với độ chính xác của đồng hồ nước, không thể có một sai số cho tất cả các mức lưu lượng. Vì ở mỗi mức lưu lượng khác nhau thì đồng hồ chạy nhanh chậm khác nhau. Chính phủ cần phải có quy định thật cụ thể về kiểm định đồng hồ nước và không thể hiểu theo nhiều cách khác nhau được.

 

Nước máy lại nhiễm bẩn

img
Hai cha con ông Khôi đang vớt những “dị vật” trong chậu nước máy mới hứng sáng 10-11

Sáng 10-11, nhiều hộ dân ở cư xá Tân Sơn Nhì, phường 14, quận Tân Bình lại gọi điện đến Báo Người Lao Động phản ánh tình trạng nước máy tiếp tục tái bẩn. Khi chúng tôi có mặt tại khu vực này, ông Nguyễn Trọng Khôi, ở số 008, khu chung cư 1, cho biết khoảng 6 giờ nước máy tự nhiên đổi màu xanh nhờn nhợt chẳng khác gì nước ao hồ, để một lúc thì lắng đọng những vệt nhớp dài giống như rong, rêu. Theo ông Khôi, hầu như liên tục từ tháng 10 đến nay, sáng nào nước máy cũng bị đục, phải xả bỏ vài khối mới trong trở lại. Những người dân ở cư xá này còn phản ánh thời gian gần đây thỉnh thoảng trong nước còn xuất hiện những “phụ gia” giống như ấu trùng, lăng quăng.

Tr. Thanh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo