“Thượng đế” hết kiên nhẫn
Tuy nhiên, sau đó, TAND huyện Nhà Bè thông báo trả đơn khởi kiện và hướng dẫn người dân về hòa giải tranh chấp tại xã Phước Kiển.
Khi đã hoàn tất thủ tục nói trên, người dân tiếp tục quay lại TAND huyện Nhà Bè để nộp đơn khởi kiện. Nhưng lần này tòa lại cho rằng địa chỉ của Công ty Tranco trong đơn kiện không phù hợp và yêu cầu các “nguyên đơn” bổ sung đơn khởi kiện với địa chỉ pháp nhân là trụ sở chính của Công ty Tranco tại số 83A Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Liên tục dời trụ sở
Trực tiếp đứng ra thu hàng chục tỉ đồng tiền “mồ hôi nước mắt” của người dân nhưng khi dự án bị thu hồi, lãnh đạo Công ty Tranco lại có cách ứng xử như người ngoài cuộc, vô can. Không những thế, trước sự truy vấn của khách hàng, Công ty Tranco phía Nam đã thay đổi địa chỉ trụ sở liên tục.
Ngày 1-7, chúng tôi tra cứu danh bạ trên mạng internet và tìm được địa chỉ Công ty Tranco Chi nhánh phía Nam trong một trang quảng cáo dịch vụ việc làm. Doanh nghiệp này tự giới thiệu là đơn vị chuyên xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản, nhưng khi phóng viên gọi vào số điện thoại 08381... để hỏi về dịch vụ trên thì một nữ nhân viên trả lời “công ty đang bận giải quyết chuyện nội bộ nên tạm thời không nhận hồ sơ!”.
Có thể truy cứu hình sự
Luật sư Trương Đình Tùng (Đoàn Luật sư TPHCM), người được các khách hàng ủy quyền khởi kiện Công ty Tranco, cho rằng sai phạm rõ nhất của Công ty Tranco trong dự án khu dân cư Phước Kiển giai đoạn 3 là bán đất nền khi chưa đủ điều kiện. Một doanh nghiệp muốn kinh doanh bất động sản thì phải hoàn thành tất cả các công trình cơ sở hạ tầng. Ở đây, Tranco đã lách luật bằng hình thức “hợp đồng góp vốn” nhưng thực tế không có một điều luật nào của Nhà nước Việt Nam cho phép đọc - hiểu và công nhận đó là hợp đồng góp vốn kinh doanh. Điều tệ hại là Công ty Tranco đã cố tình tạo niềm tin bằng cái mác của một doanh nghiệp Nhà nước, sau đó ký hợp đồng, nhận tiền của khách hàng rồi cố tình không thực hiện dự án. Khi dự án bị thu hồi, họ không thông tin cho đối tác “góp vốn” và không trả lại tiền. Vấn đề này cơ quan pháp luật phải vào cuộc điều tra bởi không còn là tranh chấp dân sự nữa mà có đầy đủ các dấu hiệu để truy cứu hình sự. Thứ nhất, có thể xem xét việc lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, quy định tại điều 140 Bộ Luật Hình sự. thứ hai, hoàn toàn có thể xử lý ở tội danh “chiếm giữ trái phép tài sản” hoặc “sử dụng trái phép tài sản”, quy định tại điều 141 và 142 Bộ Luật Hình sự. thứ ba, nếu điều tra làm rõ việc lập dự án này ngay từ đầu có mục đích huy động góp vốn thu tiền để chiếm giữ thì có thể truy cứu tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. |
Bình luận (0)