xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đứng tên chủ quyền, nhà không được ở

Bài và ảnh: Di Lâm

Mất 760 lượng vàng để mua và cầm giấy tờ sở hữu trong tay nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Cậy vẫn chưa một lần được bước chân vào căn nhà dù 12 năm đã trôi qua

Năm 2004, gia đình bà Nguyễn Thị Cậy từ Hải Phòng chuyển vào TP HCM. Mong muốn an cư lạc nghiệp, gia đình bà dốc hết vốn liếng mua căn nhà số 403 Võ Văn Tần, phường 5, quận 3, TP HCM do bà Nguyễn Viết Đan Di đứng tên chủ sở hữu.

Vô cớ dính rắc rối

Căn nhà trên do bà Di mua hóa giá sau khi được cha mẹ chuyển hợp đồng thuê nhà từ năm 2002. Hai bên thuận mua vừa bán với mức giá 760 lượng vàng. Sau khi hoàn tất thủ tục sang tên, gia đình bà Cậy chuẩn bị dọn vào nhà mới thì cha ruột của bà Di là ông Nguyễn Viết Dũng ngăn cản. Ông Dũng cho hay đây là tài sản chung của ông và vợ là bà Võ Thị Kim Diệp, 2 người đang làm thủ tục ly hôn.

Bà Cậy khởi kiện ông Dũng chiếm nhà bất hợp pháp thì nhận được thông báo căn nhà là một trong những tài sản tranh chấp trong vụ án ly hôn của vợ chồng ông Dũng.

Hiện vợ chồng bà Cậy (giữa) đã già yếu, không còn sức theo kiện
Hiện vợ chồng bà Cậy (giữa) đã già yếu, không còn sức theo kiện

Phát hiện mình vô cớ dính vào rắc rối nội bộ gia đình bà Di, bà Cậy đề nghị hủy giao dịch nhưng bà Di cho biết mình đã lấy tiền bán nhà mua 2 căn khác nên... không có tiền trả lại. Từ đó đến nay, việc phân chia quyền lợi giữa ông Dũng và bà Diệp chưa ngã ngũ, đồng nghĩa với việc căn nhà bà Cậy đứng tên vẫn “treo lơ lửng”. Sau 12 năm đằng đẵng theo kiện, gia đình bà Cậy vẫn chưa chính thức bước vào căn nhà do mình bỏ tiền ra mua, đứng tên chủ quyền. Bà Cậy cho biết hiện ông Dũng quản lý và hưởng lợi từ tài sản này.

Mãi đến năm 2012, cơ quan pháp luật mới đưa vụ việc ly hôn giữa ông Dũng và bà Diệp ra xét xử. TAND TP HCM xử sơ thẩm chấp nhận yêu cầu độc lập của bà Cậy, công nhận thỏa thuận giữa bà Di và bà Cậy. Hai bên đồng ý thực hiện hợp đồng mua bán nhà ngày 30-4-2004. Bà Di, ông Dũng cùng những người đang cư ngụ có trách nhiệm giao lại nhà cho bà Cậy. Đồng thời, tòa bác bỏ yêu cầu của ông Dũng về việc xin sở hữu một nửa giá trị căn nhà.

Chưa làm rõ nguồn tiền

Những tưởng sóng gió qua đi nhưng gia đình bà Cậy chưa kịp vui mừng thì đến năm 2013, cấp phúc thẩm hủy phần tranh chấp, chia tài sản chung; giao hồ sơ về tòa sơ thẩm giải quyết lại. HĐXX phúc thẩm nhận thấy những vi phạm nghiêm trọng về tố tụng và thiếu sót trong quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ ở cấp sơ thẩm không thể khắc phục. Cụ thể, nguồn tiền sang lại quyền được thuê nhà chưa rõ. Bà Diệp trình bày mình vay tiền của mẹ để sang lại. Khi hóa giá nhà, bà Di đang là sinh viên nên vay tiền anh trai bà Diệp.

Ngược lại, ông Dũng khẳng định nguồn tiền là do ông và bà Diệp tạo ra, còn bà Di đứng tên hợp đồng thuê nhà chỉ là thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, ông Dũng hoàn toàn không biết vợ và con gái bán nhà. Do đó, ông Dũng đề nghị tòa hủy hợp đồng mua bán giữa con gái mình và bà Cậy, xác định đây là tài sản chung của vợ chồng ông.

Trong khi đó, bà Diệp và bà Di phủ nhận điều này. Đại diện bà Di tại tòa, bà Diệp trình bày năm 2002, bà Di chuyển hợp đồng thuê nhà với nhà nước, sau đó bỏ tiền mua hóa giá. Khi có chủ quyền hợp lệ, bà Di bán nhà cho bà Cậy, nhận 760 lượng vàng. Việc mua bán đã hoàn tất, bên mua đã được cấp giấy tờ nhà nên bà Di yêu cầu công nhận giao dịch trên.

Tương tự, bà Cậy giữ nguyên nguyện vọng nhận nhà vì giao dịch mua bán giữa bà và bà Di hợp pháp.

Ngày 13-6, phóng viên Báo Người Lao Động đã liên hệ, đề nghị TAND TP HCM hỗ trợ thông tin liên quan đến vụ việc. Bà Ung Thị Xuân Hương, Chánh án TAND TP, yêu cầu Báo Người Lao Động chuyển đơn thư của bà Cậy, tòa án sẽ giải quyết theo trình tự luật định. Tuy nhiên đến nay, Báo Người Lao Động chưa nhận được phản hồi từ TAND TP HCM.

Vụ việc kéo dài, dân chịu thiệt

Tiến sĩ - luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch cho rằng trong trường hợp này, ông Dũng phải khởi kiện ra tòa thay vì tự ý chiếm dụng. Nếu ông Dũng đủ tài liệu chứng minh căn nhà là của vợ chồng ông thì tòa án sẽ tiếp nhận vụ việc.

Theo diễn biến vụ việc, nếu bà Cậy có yêu cầu độc lập về việc đòi quyền sở hữu và phần lợi tức phát sinh từ việc khai thác căn nhà thì tòa án có trách nhiệm giải quyết. Nếu việc mua bán của bà Cậy hợp pháp thì ông Dũng phải trả lại nhà cùng lợi tức. Trong trường hợp tòa án tuyên hợp đồng mua bán vô hiệu, bà Di có trách nhiệm trả lại số tiền đã nhận và bồi thường cho bà Cậy.

Nếu cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc áp dụng pháp luật sai khiến quyền lợi các bên bị xâm phạm thì cấp phúc thẩm có quyền hủy bản án. Dù vậy, việc hủy án sơ thẩm không thể tuyên chung chung. “Hiện nay, nhiều vụ việc dân sự vướng tình trạng tòa sơ thẩm thụ lý nhưng không giải quyết trong thời hạn luật định. Sau đó, cấp phúc thẩm hủy án, xử lại từ đầu dẫn đến việc đương sự gánh thiệt hại về thời gian, công sức và tiền bạc. Người dân chịu nhiều thiệt thòi khi không thể yêu cầu tòa án bồi thường thiệt hại trên” - ông Trạch nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo