xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải quyết tranh chấp xuyên biên giới

DI LÂM

Việc gia tăng kết hôn giữa công dân các nước ASEAN gây không ít khó khăn trong công tác xử lý tranh chấp gia đình xuyên biên giới

Ngày 1-4, Hội nghị Chánh án các nước ASEAN lần thứ 4, do TAND Tối cao Việt Nam đăng cai, đã khai mạc tại TP HCM. Hơn 100 đại biểu đại diện 10 tòa án tối cao các nước ASEAN tham gia thảo luận 6 đề tài trong hội nghị. Trong đó, giáo dục và đào tạo tư pháp; tranh chấp gia đình xuyên biên giới, ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý án là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm.

Đào tạo linh động

Đại diện CHDCND Lào cho biết vi phạm thương mại và tội phạm công nghệ cao là 2 lĩnh vực nền tư pháp nước này gặp nhiều lúng túng. Vì thế, Lào rất cần chuyên gia hỗ trợ. Nước này mong muốn tham gia nhiều lớp tập huấn nhằm nâng cấp hệ thống pháp luật liên quan đến tranh chấp thương mại và tội phạm công nghệ cao.

Chánh án TAND Tối cao Singapore cho rằng chương trình đào tạo tư pháp do hội nghị soạn thảo cần hướng đến những vấn đề nhiều nước lưu tâm. Ví dụ: Cộng đồng ASEAN đều tham gia Công ước New York. Do vậy, chương trình đào tạo nên đề cập biện pháp áp dụng công ước. Hay tập huấn về buôn bán hàng hóa xuyên biên giới sẽ thu hút nhiều quốc gia tham dự. Chánh án TAND Tối cao Singapore khẳng định: “Khung đào tạo dài hơi chỉ thích hợp với một số quốc gia, chưa chắc nhận được nhiều ủng hộ”.

Theo ông Trương Hòa Bình, Chánh án TAND Tối cao Việt Nam, thiết lập mạng lưới cơ sở đào tạo tư pháp do Hội nghị Chánh án các nước ASEAN bảo trợ là việc làm hữu ích. Mạng lưới sẽ mở các lớp giảng dạy chung, theo cơ chế luân phiên. Ngoài ra, các quốc gia có trình độ phát triển không đồng đều nên nhu cầu kiến thức cũng khác nhau. Do vậy, chương trình đào tạo cần linh động. “Việt Nam đang thiếu hụt kiến thức về sở hữu trí tuệ, tội phạm môi trường…” - ông Bình nói.

 

Chánh án các nước ASEAN thể hiện sự đoàn kết, hợp tácẢnh: NGUYỄN TRUNG
Chánh án các nước ASEAN thể hiện sự đoàn kết, hợp tácẢnh: NGUYỄN TRUNG

 

Mạnh tay chế tài

Trong khuôn khổ hội nghị, Malaysia nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý án. Nếu như năm 2010, tòa án Malaysia quản lý 12.000 hồ sơ thì đến nay đã giảm còn 4.000 hồ sơ. Để làm được điều này, nước này nhanh chóng ban hành lệnh bắt buộc, phát hành quy chế tòa án mới và mạnh tay loại bỏ các án không tuân theo chỉ thị cũng như nguyên tắc của tòa.

Malaysia đang áp dụng phương thức quản lý hằng ngày, có mối liên hệ giữa các tòa; giai đoạn quản lý trong vòng 9 tháng. Nhờ vậy, ngành tòa án thay đổi thành công văn hóa kiện tụng khiến luật sư ghi nhớ chỉ các án nộp đúng thời hạn, đầy đủ mới được tòa thụ lý. Mong muốn chia sẻ kinh nghiệm với cộng đồng tòa án ASEAN, Malaysia cam kết đăng tải báo cáo về quản lý án lên cổng thông tin tư pháp ASEAN và đưa chủ đề này ra thảo luận tại hội nghị kỳ tới.

“Nóng” tranh chấp gia đình

Theo đại diện Singapore, việc gia tăng kết hôn giữa công dân các nước ASEAN gây không ít khó khăn trong công tác xử lý tranh chấp gia đình xuyên biên giới. Singapore đưa ra nhiều phương án khắc phục vướng mắc như: ký kết biên bản ghi nhớ, sắp xếp hòa giải… Ngoài ra, các quốc gia nên thống nhất thiết lập mạng lưới thẩm phán gia đình ASEAN để bàn cách giải quyết hợp tình hợp lý cho cả 2 tòa án khi vụ việc xảy ra.

Đề cập vấn đề trên, đại diện TAND Tối cao Việt Nam ủng hộ ý kiến thiết lập mạng lưới thẩm phán như Singapore đề xuất. Như nhiều quốc gia, ở miền Nam Việt Nam, tranh chấp gia đình diễn biến ngày càng phức tạp. Trường hợp cha, mẹ đưa con xuất hoặc nhập cảnh nhưng không có sự đồng ý của bên còn lại xuất hiện nhiều. Tranh chấp từ đó phát sinh, khó xử lý. Do vậy, Việt Nam sẽ tích cực nghiên cứu, cử thẩm phán tham gia mạng lưới. “Sắp tới, TAND TP HCM sẽ thành lập thử nghiệm tòa gia đình và người chưa thành niên” - vị này nói.

 

Lấy người dân làm trung tâm

Ông Lê Lương Minh, Tổng Thư ký ASEAN, cho rằng việc thành lập mạng lưới tòa án trong cộng đồng ASEAN phù hợp với chủ trương hợp tác trên mọi lĩnh vực. Không chỉ vậy, các tòa án trong khu vực tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau sẽ góp phần thúc đẩy phúc lợi xã hội. Từ đó, hướng đến mục tiêu chung: xây dựng cộng đồng ASEAN hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm.

 

Ký kết bản tuyên bố chung

Hội nghị thông qua và ký kết bản tuyên bố chung gồm 7 nội dung chính:

1. Thống nhất đổi tên Hội nghị Chánh án các nước ASEAN thành Hội đồng Chánh án ASEAN (CACJ).

2. Xác nhận sự đồng thuận về ý chí việc thể chế hóa CACJ nhằm đưa hội đồng thành một thực thể liên kết với ASEAN theo Hiến chương ASEAN; tạo tiền đề cho mối quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định, bền vững giữa tòa án các nước trong khuôn khổ ASEAN.

3. Đồng ý thực hiện các bước cần thiết nhằm bảo đảm việc ASEAN công nhận CACJ.

4. Đồng ý ủy quyền cho Chánh án TAND Tối cao Việt Nam, hiện tại là Chủ tịch CACJ, đệ trình yêu cầu công nhận CACJ lên ASEAN với sự giúp đỡ của Singapore.

5. Đồng ý chỉ định đại diện từ hệ thống tòa án mỗi nước để thành lập nhóm nghiên cứu nhằm nghiên cứu các công việc trong thời gian tới của CACJ…

6. Đồng ý ủy quyền Singapore tiếp tục đàm phán tìm kiếm nguồn tài trợ cho cổng thông tin điện tử tòa án các nước ASEAN.

7. Cam kết trong phạm vi trách nhiệm của mình, nỗ lực hết mình để hoàn thành những mục tiêu đã được thông qua tại các kỳ hội nghị trước cũng như tại hội nghị lần này.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo