xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Hớt tay trên” tiền trúng số bạc tỷ

Theo KHÁNH LY (Pháp luật TPHCM)

Nhặt được vé số rồi lẳng lặng đi lãnh bạc tỷ, có bị tội? Đã hơn ba tháng trôi qua nhưng nhiều người dân ở xã Phú Hòa, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu) vẫn còn quan tâm đến số phận của 10 tờ vé số trúng 1,25 tỷ đồng mà chủ nhân của nó đã vô tình đánh rơi.

Sơ ý đánh rơi bóp

Tối 5-3, anh M. (ngụ ấp Phú Sơn) và nhiều người khác (trong đó có anh S., T.) cùng ngồi chơi tại nhà người quen ở ấp Phú Lâm, xã Phú Hòa. Khi chuẩn bị ra về, anh M. phát hiện mình vừa bị mất chiếc bóp. Ngoài một số giấy tờ tùy thân, trong bóp còn có 10 tờ vé số mang số 05707 của tỉnh Tây Ninh sẽ mở thưởng vào ngày hôm sau. Tiếc rằng những người có mặt lúc đó đều trả lời là không nhìn thấy gì cả.

Sau đó, anh M. được một người cho biết chính anh S. đã nhặt được chiếc bóp nhưng vì ghét anh M. nên anh S. không trả lại. Anh M. đã tìm gặp anh S. nhưng không có kết quả...

Thế rồi anh M. hay tin 10 tờ vé số của anh trúng giải đặc biệt trị giá 1,25 tỷ đồng. Anh vội vàng nhờ người gửi cho anh S. 500.000 đồng để chuộc lại chiếc bóp nhưng không thành. Không còn cách nào khác, anh M. đã gửi đơn “cầu cứu” đến Công an xã Hòa Hiệp. Ngoài đơn ra anh còn gửi kèm theo giấy làm chứng của người bán vé số và người biết rõ thông tin ai đã nhặt được chiếc bóp. Thế nhưng công an xã đã trả lại đơn cho anh M. với lý do “Vé số đó người ta nhặt được chứ không phải ăn cắp...”.

Mất gần tỷ đồng

Cuối cùng, anh S. cũng thừa nhận đã nhặt được 10 tờ vé số trên. Anh này cho biết chỉ nhặt được các vé số vào tối hôm đó chứ không thấy chiếc bóp nào cả. Lúc đầu nghĩ các vé này đã dò rồi nên anh đã cho anh T. năm vé để “cầm cho vui”... Ít ngày sau, S. cùng T. lên Tây Ninh nhận tiền trúng số (sau khi trừ thuế, mỗi người còn 600 triệu đồng). S. đã dùng 1/2 số tiền để phụ giúp người thân, láng giềng, 1/2 số tiền còn lại để tiêu xài.

Vì sao anh S. không chịu trả lại vé số cho người chủ sở hữu là anh M.? Theo S. thì ban đầu anh chưa khẳng định được vé số đó là của anh M. Đến lúc biết chính xác thì theo yêu cầu của anh M., S. và T. đã chia lại cho anh M. hai vé (tương ứng 250 triệu đồng) với điều kiện anh M. phải viết giấy cam kết không thưa kiện nữa. (Riêng về chi tiết này, anh M. cho biết anh đã nhiều lần đòi lại đủ 10 tờ vé số nhưng vì S. không đồng ý nên để có bằng chứng cho việc khiếu nại tiếp theo, anh M. đã chấp nhận lấy trước hai vé.) Nội dung thỏa thuận này được ấp lập biên bản hòa giải thành.

Một thời gian sau, anh M. tiếp tục gửi đơn lên công an xã và huyện nhưng chẳng ai giải quyết.

Có dấu hiệu phạm tội

Trao đổi với Báo Pháp Luật TP.HCM vào chiều 4-6, thượng tá Nguyễn Văn Minh, Trưởng Công an huyện Xuyên Mộc, cho biết: “Chúng tôi chưa thể giải quyết đơn của ông M. vì xét thấy chưa có cơ sở xử lý hình sự hai anh S., T.”. Theo ông Minh thì hai người nhặt được vé số đã thừa nhận vụ việc, phía anh M. cũng đã nhận tiền và viết cam kết. Lúc này nếu không vừa ý với số tiền được chia, anh M. có thể nộp đơn khởi kiện ra tòa án để nơi đây giải quyết tranh chấp dân sự. Trong quá trình xét xử, nếu thấy có dấu hiệu hình sự, tòa án sẽ gửi công văn yêu cầu công an điều tra, xử lý...

Tuy nhiên, luật sư Trần Công Ly Tao (Đoàn luật sư TP.HCM) lại cho rằng hành vi của hai anh S. và T. đã có dấu hiệu phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản theo khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự. Luật sư Ly Tao phân tích: Ngay từ lúc nhặt được 10 tờ vé số mà chưa cần biết các vé đó trúng hay không, hai anh phải có nghĩa vụ trả lại cho người đánh rơi theo yêu cầu. Trường hợp không biết ai là chủ sở hữu, hai anh có thể giao nộp tài sản cho chính quyền địa phương. Nếu hai anh cố tình không trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên, cơ quan công an có thể xem xét, xử lý hình sự về tội danh trên.

Cũng theo luật sư Ly Tao, biên bản hòa giải được lập tại ấp chỉ để tham khảo chứ không thể buộc các bên phải chấp hành. Nếu không xử lý đơn tố giác của anh M., công an huyện cần trả lời chính thức bằng văn bản để anh M. có cơ sở khiếu nại.

Công an đã xử lý sai?

Điều 241 Bộ luật Dân sự quy định: Người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Như vậy, anh S. (kế đó là anh T.) đã sai rành rành khi cố ý chiếm giữ 10 tờ vé số nhặt được (và sau đó là toàn bộ khoản tiền trúng số) dù biết rõ anh M. là chủ sở hữu tài sản này. Cả hai đều thiếu thiện chí sửa sai khi chỉ đưa lại cho anh M. chưa đến 1/4 số tiền mà họ đều biết là của anh M. Tính ra, hai anh S., T. còn chiếm giữ trái phép của anh M. 950 triệu đồng.

Theo Điều 7 Bộ luật Tố tụng hình sự, mọi hành vi xâm phạm tài sản của công dân đều bị xử lý theo pháp luật. Chúng tôi đề nghị công an huyện khẩn trương xem xét lại vụ việc để có cách giải quyết phù hợp hơn.

Theo trưởng công an huyện thì chưa có cơ sở để xử lý hình sự người nhặt vé số về tội chiếm giữ trái phép tài sản. Nếu muốn tranh chấp số tiền được chia, người chủ vé số có thể khởi kiện ra tòa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo