xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hướng dẫn vênh nhau, tòa bối rối

Bài và ảnh: DI LÂM

Từ khi Luật Tố tụng Hành chính 2015 có hiệu lực (ngày 1-7-2016), một số hướng dẫn chi tiết thi hành các điều luật chưa đồng nhất khiến cơ quan xét xử bị động

Thời gian xảy ra vụ kiện tranh chấp di sản thừa kế và phát sinh yêu cầu hủy quyết định hành chính đều trước ngày 1-7-2016, tòa quận cho rằng thẩm quyền xét xử thuộc tòa cấp trên. Bởi vì, vụ án xuất hiện khiếu kiện quyết định hành chính. Trái lại, TAND TP khẳng định cơ quan xét xử sơ thẩm vụ án là cấp quận.

Kiện dân sự hay khiếu kiện hành chính?

Bà N.T.T và ông N.V.H (cùng ngụ TP HCM) là con nuôi của ông N.V.N. Năm 2015, ông N. qua đời và để lại một căn nhà ở quận 11, TP HCM. Một thời gian sau, ông H. tự ý khai báo ông là con duy nhất của vợ chồng ông N. Sau đó, ông H. âm thầm làm thủ tục sang tên căn nhà trên. Thông qua hồ sơ, UBND quận 11 cấp giấy tờ nhà mang tên vợ chồng ông H. Biết tin, bà T. gửi đơn yêu cầu TAND quận 11 chia di sản thừa kế (căn nhà - PV). Bà T. khẳng định bà có quyền hưởng một phần tài sản cha nuôi để lại. TAND quận 11 xác định đây là vụ án chia di sản thừa kế. Tháng 6-2016, bà T. bổ sung nội dung khởi kiện, yêu cầu tòa án hủy giấy tờ nhà mang tên ông H.

Hướng dẫn vênh nhau, tòa bối rối - Ảnh 1.

Cơ quan xét xử tại TP HCM giải quyết một vụ án dân sự

Tình huống này khiến cơ quan thụ lý thay đổi quan điểm về thẩm quyền xét xử. Do nguyên đơn bổ sung yêu cầu hủy giấy tờ nhà nên đây là vụ việc liên quan đến vấn đề xem xét quyết định hành chính cá biệt. Vì vậy, TAND quận 11 chuyển hồ sơ lên TAND TP HCM. Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, TAND TP trả ngược hồ sơ về TAND quận 11. Vụ việc đi một vòng rồi… quay về cấp xét xử ban đầu. TAND TP thực hiện theo công văn hướng dẫn cụ thể hóa Bộ Luật Tố tụng Dân sự (TTDS) 2015 và Luật Tố tụng Hành chính (TTHC) 2015 từ TAND Tối cao.

Phân tích 2 quan điểm, luật sư Nguyễn Đức Thắng Ý, Giám đốc Công ty Luật TNHH Bình Chánh, cho hay một số tòa quận, huyện thường nhầm lẫn đối với những tranh chấp thụ lý trước ngày 1-7-2016, cũng phát sinh yêu cầu hủy quyết định hành chính trước ngày này. Có thể, tòa án thụ lý vụ việc nhận thấy đây là tranh chấp dân sự đồng thời khiếu kiện quyết định hành chính. Khoản 4 điều 34 Bộ Luật TTDS 2015 quy định thẩm quyền xét xử sẽ xác định theo quy định tương ứng trong Luật TTHC 2015. Mà khoản 4 điều 32 Luật TTHC 2015 nêu tòa án cấp tỉnh xét xử sơ thẩm khiếu kiện quyết định hành chính của UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp huyện. "Đúng ra, HĐXX đưa cá nhân, tổ chức ban hành quyết định hành chính cá biệt vào tham gia tố tụng trong vụ án dân sự với tư cách bên có quyền và nghĩa vụ liên quan. Nếu vậy, vụ việc vẫn do tòa quận, huyện giải quyết" - luật sư Nguyễn Đức Thắng Ý giải thích.

Nhiều trục trặc

Đối với những vụ tranh chấp có tính chất như trên, TAND Tối cao lẫn VKSND Tối cao đều đưa ra nhiều hướng dẫn chi tiết. Song, 2 cơ quan có một số hướng dẫn nội bộ thiếu đồng nhất. Trong công văn hướng dẫn cụ thể hóa Bộ Luật TTDS 2015 và Luật TTHC 2015, TAND Tối cao chỉ đạo tòa án cấp huyện xét xử vụ việc dân sự thụ lý trước ngày 1-7-2016 nhưng phát sinh yêu cầu hủy quyết định cá biệt kể từ ngày này (đây là căn cứ TAND TP trả TAND quận 11 vụ kiện). Còn công văn giải đáp vướng mắc Bộ Luật TTDS 2015 do VKSND Tối cao phát ra hồi tháng 1-2018 nêu rõ việc xét xử vụ án dân sự có tình huống như thế thuộc TAND cấp tỉnh. Thế nên, tòa án tuân theo hướng dẫn từ TAND Tối cao có thể vấp phải kháng nghị từ VKS. Chưa hết, trục trặc khác xuất hiện khi xét xử vụ án đan xen yếu tố dân sự và hành chính là thẩm quyền xét xử của tòa dân sự hay tòa hành chính?

Luật sư Nguyễn Đức Thắng Ý cho biết hiện chưa có văn bản hướng dẫn xử lý vấn đề này. Ở TAND TP HCM, tòa dân sự sẽ xét xử và tuyên ngay hủy hay không hủy quyết định hành chính trong bản án dân sự.

Theo luật sư Trần Công Ly Tao (Đoàn Luật sư TP HCM), tòa án và VKS cần phối hợp ăn ý, nhịp nhàng thì pháp luật mới thống nhất và thông suốt. Nói cách khác, 2 cơ quan pháp luật cần sớm chấm dứt tình trạng mỗi ngành có quan điểm về tố tụng khác nhau. 

Tại buổi làm việc với HĐND TP HCM mới đây, Chánh án TAND TP Ung Thị Xuân Hương phản ánh trong nhiều vụ án hành chính, tòa án đề nghị UBND TP, quận, huyện ủy quyền tham gia tố tụng, cung cấp tài liệu, ý kiến nhưng họ phản hồi rất chậm. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ giải quyết vụ án hành chính thấp hơn chỉ tiêu đề ra.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo