xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hút cát "lậu" còn kiện chính quyền

Bài và ảnh: Minh Sơn

Đối phó với nạn bơm hút cát lậu, UBND tỉnh Tiền Giang đã dùng biện pháp mạnh là tịch thu phương tiện vi phạm và bị kiện ra tòa

Nằm giữa sông Tiền, xã cù lao Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là một trong những khu vực bị sạt lở rất nghiêm trọng.

Dân và chính quyền đều bức xúc

Ông Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong, cho biết: "Sạt lở dữ lắm. Dân bức xúc, chính quyền cũng bức xúc vì một số căn nhà ở ấp Tân Thiện và Tân Thái đã lọt xuống sông. Nhiều nhà khác bị đe dọa phải dời đi. Nặng nhất là tại ấp Tân Thái, khoảng 6 năm nay bị lở sâu vào hàng chục mét".

Theo ông Nguyễn Văn Tầng, Bí thư Chi bộ ấp Tân Thái, đã có 17/74 hộ dân trong ấp bị ảnh hưởng do sạt lở. "Theo giấy phép thì Công ty Hiệp Phú được khai thác 98.000 m3/năm với 2 cần xáng nhưng thực tế, họ khai thác với 4 cần xáng. Khi chúng tôi hỏi thì mới biết có 2 cần xáng tư nhân mua lại giấy phép của Công ty Hiệp Phú, mỗi cần 30 triệu đồng. Vì khu vực này tiếp giáp giữa 2 huyện Cai Lậy, Cái Bè và 2 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre nên khi bị người dân ở đây phản đối thì họ chạy ra giữa sông rồi xê dịch sang phía Cái Bè hoặc phía giáp với các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre khai thác tiếp" - ông Tầng nói.

Ông Trần Văn Tài (62 tuổi, ngụ ấp Tân Thái) cho biết người dân bức xúc bởi có những thửa đất chỉ trong mấy năm đã bị sạt lở vào sâu hàng chục mét. Như trường hợp của ông Nguyễn Văn Tầng, vì bị sạt lở mà phải dời nhà vào trong hơn 40 m. Thửa đất của ông Tầng trước đây có diện tích 4.600 m2, giờ chỉ còn chừng 3.000 m2. Bức xúc vì mỗi lần thấy tàu hút cát lậu tới, dân báo chính quyền nhưng chờ hoài không thấy can thiệp nên tự xử và đã 2 lần xảy ra xô xát.

Cụ thể là cách đây không lâu, thấy nhiều tàu hút cát lậu tới, người dân điện báo chủ tịch xã nhưng lại được khuyên phải kiềm chế mà không có biện pháp gì giải quyết. Quá bức xúc, người dân đã tự xử bằng cách đem theo xăng, lên 2 chiếc ghe chạy ra sông ngăn cản. Thấy người dân tới, nhiều tàu đã rút ống tháo chạy, chỉ còn lại 2 tàu chống cự. Sau khi lời qua tiếng lại, người dân dùng chai xăng quăng qua tàu rồi đốt lửa quăng theo nhưng bị hất xuống sông, không cháy. Trong khi đó, phía hút cát lậu đập chai bia quăng lại, đồng thời dùng vòi hút cát bơm nước xịt thẳng vào người dân.

"Chúng tôi không hiểu tại sao mỗi khi tàu hút cát lậu tới, người dân điện thoại báo chính quyền thì lát sau, những tàu này tự rút đi, chỉ có tàu… "mồ côi" mới bị bắt quả tang" - ông Trần Văn Tài đặt vấn đề.

Hút cát lậu còn kiện chính quyền - Ảnh 1.

Các tàu hút cát trên sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang

Nạo sâu tới đáy để tận thu cát

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, từ năm 2013, tỉnh đã tạm dừng cấp phép khai thác cát trên các tuyến sông vì tình trạng sạt lở bờ sông và các đầu cồn hết sức nghiêm trọng khiến người dân liên tục phản đối. "Từ năm 2016 đến nay, chúng tôi đã xử lý 8 vụ, phạt 373,9 triệu đồng, tịch thu 7 phương tiện vi phạm. Riêng tôi đã ký quyết định tịch thu 4 chiếc tàu, trong đó có một trường hợp khởi kiện. Tại tòa, tôi đã trưng ra biên bản bắt quả tang, có chữ ký của họ và yêu cầu họ chứng minh, nếu tôi sai thì UBND tỉnh sẽ thu hồi quyết định" - ông Tuấn cho biết.

Cũng theo ông Tuấn, dự án nạo vét luồng kết hợp tận thu sản phẩm trên sông Tiền thuộc địa phận Tiền Giang được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cấp phép từ năm 2014 và Bộ Tài nguyên - Môi trường đánh giá tác động môi trường. Đơn vị được cấp phép là Công ty TNHH SX TMDV XD XNK Đức Phú Thịnh (gọi tắt là Công ty Đức Phú Thịnh). Về phía địa phương không có thẩm quyền mà chỉ theo dõi, quản lý phương tiện theo giấy phép, khi nào phát hiện họ khai thác ngoài vị trí mới có quyền xử lý. Ông Tuấn bức xúc: "Chúng tôi đã xử phạt 2 lần, đồng thời mời đại diện doanh nghiệp tới để cảnh cáo. Cuối năm 2016, Bộ GTVT tiếp tục có văn bản đề nghị tỉnh cho nạo vét luồng ở khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp. Chúng tôi đã bàn với UBND tỉnh Đồng Tháp, thống nhất cùng có văn bản trả lời với Bộ GTVT là không đồng ý. Sau đó, khi Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa về làm việc tại Tiền Giang, chúng tôi đã kiến nghị dừng hẳn việc cấp phép khai thác cát vì thực tế, người ta lợi dụng giấy phép nạo vét luồng để khai thác cát, chứ nạo vét kiểu gì mà nơi cạn, có bùn thì không vét mà chủ yếu là tìm những nơi có cát rồi nạo sâu tới đáy để tận thu".

Sau khi được Bộ GTVT cấp phép, Công ty Đức Phú Thịnh đã ký hợp đồng liên doanh với Công ty TNHH MTV TMDV Thuận Kiều (gọi tắt là Công ty Thuận Kiều) nhưng Công ty Thuận Kiều không đưa phương tiện vào khai thác mà chỉ bán phiếu ra bên ngoài cho các ghe tàu khác, vì vậy đã 2 lần bị xử lý. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo