Bà Hạnh chấp hành nhưng không trình được giấy phép lái xe, CMND nên bị lập biên bản vi phạm.
Trong lúc CSGT đang lập biên bản, bà Hạnh giật cuốn sổ, giấy đăng ký và đẩy xe đi. Anh Ánh dùng chân cản xe lại, anh Long cũng kéo xe lại. Thấy vậy, Linh đã dùng tay xô anh Ánh ra giữa đường rồi quay lại xô và tát liên tiếp vào mặt anh Long, đồng thời la hét, lăn ra đường.
Trước phản ứng thái quá của Linh, anh Long và anh Ánh vẫn không phản ứng lại mà tập trung điều tiết giao thông vì có nhiều người hiếu kỳ đến xem. Sau đó, các anh gọi Công an phường Thới An tới hỗ trợ, đưa xe về xử lý.
Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.
Tại phiên tòa, bị cáo Linh thừa nhận hành vi như cáo trạng nêu, xin lỗi về hành vi ngang ngược của mình, mong HĐXX khoan hồng để tiếp tục được đi học.
Trả lời câu hỏi: “Bị cáo hét to giữa phố nhằm mục đích gì?”, Linh nói: “Con thấy mẹ khóc còn CSGT người dùng chân cản, người kéo xe nên con bị kích động chứ không vì mục đích gì”.
“Việc làm của bị cáo khiến giao thông bị ách tắc, dư luận bức xúc…, bị cáo nghĩ gì?”, vị chủ tọa hỏi tiếp. Linh trả lời: “Đó là bài học để đời cho con. Từ nay về sau con sẽ tuân theo luật giao thông và sẽ không bao giờ dám có hành vi tương tự như vậy”.
“Bà có 4 lỗi vi phạm: điều khiển xe gắn máy chở quá số người quy định, không xuất trình được CMND, không xuất trình được GPLX, cản trở người thi hành công vụ (đã bị phạt hành chính 2,9 triệu đồng), có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Tuy nhiên, khi bị cáo Linh thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ, bà đã ngăn cản, làm hạn chế phần nào tác hại nên được miễn trách nhiệm hình sự”, vị chủ tọa phân tích.
Sau khi phân tích tính chất, mức độ phạm tội cũng như các tình tiết giảm nhẹ, đại diện VKSND quận 12 đã đề nghị xử phạt bị cáo Linh 6 - 9 tháng tù giam.
Theo nhiều người dân địa phương, việc đưa ra xét xử bị cáo là cần thiết nhưng mức án có phần nghiêm khắc, nhất là khi bị cáo vẫn còn quá trẻ và hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ ly dị nên thiếu sự giáo dục. |
Sau khi nghe HĐXX tuyên án, bà Hạnh và bị cáo Linh đã ngất xỉu và được đưa vào phòng y tế cấp cứu.
Bình tĩnh xử lý tình huống Trả lời câu hỏi: “Vì sao không có phản ứng gì khi bị Phạm Thị Mỹ Linh xô?”, anh Nguyễn Đức Ánh (Đội CSGT - Trật tự - Phản ứng nhanh, Công an quận 12) trả lời: “Tôi nghĩ công việc của mình là điều tiết giao thông, xử lý vi phạm giao thông… Khi bị Linh xô, do không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, tính mạng nên tôi không phản ứng”. Sự bình tĩnh trong xử lý tình huống của anh Ánh và đồng nghiệp đã nhận được sự đồng tình của dư luận. |
Bình luận (0)