xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lừa cả trăm tỉ đồng

QUÝ LÂM

Trong khi Bộ Công an và Interpol Việt Nam đang truy nã Phạm Thị Ái Loan và Hồ Minh Hậu vì có hành vi lừa đảo, việc giải quyết hậu quả do vợ chồng này để lại cũng hết sức phức tạp

Ngày 19-9, TAND Tối cao tại TPHCM đưa ra xét xử phúc thẩm vụ kiện “tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn là Ngân hàng (NH) TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) và bị đơn là Công ty TNHH An Phúc của vợ chồng Phạm Thị Ái Loan (SN 1975) và Hồ Minh Hậu (SN 1974). Hiện nay, Loan và Hậu đã bỏ trốn.

Thế thân cho siêu lừa

Ngày 13-9, Cục CSĐT Tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46) - Bộ Công an đã kết luận điều tra vụ án “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiệm trọng” tại NH Liên doanh Việt-Nga. Theo đó, các bị can bị đề nghị truy tố là một số lãnh đạo của NH này đã giúp sức cho Hồ Minh Hậu, Phạm Thị Ái Loan lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại cho đối tượng khác 128,9 tỉ đồng.
Không chỉ ở NH này, Hậu và Loan còn “bắt tay” với một NH khác để lừa thế chấp tài sản là quyền sử dụng một khu đất hơn 3.000 m2 của chủ đầu tư cao ốc Nam Minh Long (TPHCM), đẩy doanh nghiệp này vào tình thế gần như phá sản.
Trước đó, trong ngày 10-12-2008, Công ty TNHH An Phúc do vợ chồng Hồ Minh Hậu – Phạm Thị Ái Loan điều hành đã ký 2 hợp đồng tín dụng vay tổng cộng 100 tỉ đồng từ VCB -  Chi nhánh KCN Bình Dương. Tài sản thế chấp là 2 sổ đỏ, 1 sổ hồng trị giá 63 tỉ đồng và toàn bộ số nông sản trị giá 73 tỉ đồng trong kho của Công ty An Phúc.
Tuy nhiên, phần tài sản bảo đảm “toàn bộ số nông sản trong kho của Công ty An Phúc” này là tài sản khống, hay nói chính xác hơn là phần tài sản chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý.
img
Khu đất chuẩn bị xây cao ốc Nam Minh Long vẫn còn ngổn ngang. Ảnh: NGỌC THỦY
Đến ngày 16-7-2009, hơn 7 tháng sau khi cho vay, phía NH mới cùng Công ty An Phúc soạn phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản nhằm “hoàn thiện thủ tục pháp lý”. Vì thế, khi  khám xét kho, C46 phát hiện tài sản bảo đảm là “toàn bộ số nông sản trong kho trị giá 73 tỉ đồng” là không có thật.
Ngay sau khi vay được 100 tỉ đồng một cách dễ dàng, Công ty An Phúc dùng các hợp đồng vay để tiếp tục lừa đảo người khác. Thấy ông Nguyễn Minh Tấn, chủ đầu tư cao ốc Nam Minh Long, đang cần vốn, Hậu và Loan khoe 2 hợp đồng vay NH, đồng thời gợi ý nếu ông Tấn cần vay tiền thì đưa sổ đỏ của cao ốc Nam Minh Long làm tài sản bảo đảm, Công ty An Phúc sẽ được NH nâng hạn mức cho vay theo 2 hợp đồng cũ từ 100 tỉ lên 150 tỉ đồng. Sau đó, Hậu hứa sẽ cho phía Nam Minh Long vay lại 60 tỉ đồng để xây dựng cao ốc.
Ngày 27-8-2009, chủ đầu tư cao ốc Nam Minh Long đặt bút ký vào hợp đồng thế chấp sổ hồng của mình nhằm bảo đảm khoản nợ cho Công ty An Phúc với hy vọng được NH nâng mức cho Công ty An Phúc vay rồi mình được vay lại.

Vay để… chiếm đoạt

Điều bất thường ở chỗ chỉ mấy ngày sau, ngày 3-9-2009, Công ty An Phúc đề xuất  mượn  lại các sổ hồng, sổ đỏ đã thế chấp trong khoản vay 100 tỉ đồng và được NH giải quyết chóng vánh trong 4 ngày. Sau đó, Công ty An Phúc dùng sổ đỏ, sổ hồng này thế chấp tại NH Liên doanh Việt-Nga (không qua công chứng) để vay 128,9 tỉ đồng.
Cùng thời điểm này, VCB - Chi nhánh KCN Bình Dương giải ngân 82/100 tỉ đồng cho Công ty An Phúc, sau khi công ty này đưa chủ đầu tư cao ốc Nam Minh Long vào “tròng” và “mượn” lại sổ hồng, sổ đỏ.
Dù trên hợp đồng, NH cho Công ty An Phúc vay tiền là để mua bán nông sản nhưng những diễn biến sau đó cho thấy họ vay tiền là để chiếm đoạt.
Phát hiện vụ lừa đảo, nạn nhân yêu cầu ngành chức năng ngăn chặn ngay các giao dịch liên quan đến sổ hồng, sổ đỏ của Công ty An Phúc và đến lúc này, VCB - Chi nhánh KCN Bình Dương mới có văn bản “chữa cháy” yêu cầu ngăn chặn giao dịch. Thực tế, sổ hồng, sổ đỏ của cao ốc Nam Minh Long tuy đã cho An Phúc “mượn” nhưng chưa được cơ quan chức năng Bình Dương xóa giải chấp.
Trong đơn kiện, VCB yêu cầu TAND tỉnh Bình Dương buộc Công ty An Phúc trả hết nợ, lãi (hơn 119 tỉ đồng) và phát mãi khu đất của dự án cao ốc Nam Minh Long để trả nợ cho công ty này mà không đả động gì đến các tài sản (sổ hồng, sổ đỏ, nông sản…) của Công ty An Phúc thế chấp để vay 100 tỉ đồng trước đó.
Tại phiên sơ thẩm ngày 8-6, thẩm phán - chủ tọa phiên tòa Nguyễn Công Lực đã tuyên xử buộc Công ty An Phúc phải trả hết các khoản vay và lãi phát sinh. Trường hợp Công ty An Phúc không thanh toán (do đã bỏ trốn) thì VCB được quyền yêu cầu phát mãi sổ hồng, sổ đỏ của Công ty An Phúc và sổ hồng của cao ốc Nam Minh Long.

Vụ án lừa đảo này được khởi tố từ ngày 4-2-2010 và cặp siêu lừa Loan - Hậu đang bị truy nã đặc biệt toàn quốc và quốc tế.

Chưa vay được tiền, tài sản đã bị phát mãi

Ông Nguyễn Minh Tấn ngao ngán cho biết: “Đến nay, chúng tôi chưa vay được tiền như Công ty An Phúc hứa mà còn bị NH đòi phát mãi tài sản. Lẽ ra,  họ (NH - PV) phải xử lý các tài sản gồm sổ hồng, sổ đỏ, nông sản của Công ty An Phúc trước. Nếu chưa đủ mới phát mãi đến tài sản của tôi. Đằng này, họ ép tôi trả nợ thay cho kẻ lừa đảo thì quả thật là bất công. Tôi đã gửi đơn tố cáo hành vi cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng của ông giám đốc VCB - Chi nhánh KCN Bình Dương đến các cơ quan chức năng”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo