Ngoài ra, Lan Anh còn phải chịu trách nhiệm trả lại số tiền chiếm đoạt gần 26 tỉ đồng.
Đến ngày 19-7-2011, công ty này có tổng dư nợ gốc Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Trị là trên 39 tỉ đồng. Trong đó, số nợ tín chấp bằng tài sản cố định là gần 6 tỉ, số nợ vay còn lại theo các hợp đồng tín dụng thế chấp bằng tài sản lưu động là 2 nghìn mét khối gỗ có nguồn gốc nhập khẩu.
Tuy nhiên, trong quá trình làm thủ tục thế chấp gỗ cho ngân hàng, Lan Anh cùng với chồng là Cao Xuân Thiện (Chủ tịch Hội đồng quản trị) đã tìm cách bán số gỗ đã thế chấp lấy này lấy tiền.
Để thực hiện được việc bán gỗ trái luật này, vợ chồng Lan Anh đã chỉ đạo kế toán trưởng của Công ty Thái Bảo là Đào Anh Phi và Nguyễn Thị Hoài Trang (kế toán viên) mang hồ sơ (bản sao) nhập khẩu số gỗ trên trình với cơ quan kiểm lâm Quảng Trị và được xác nhận việc nhập kho, xuất kho số gỗ đã thế chấp ngân hàng rồi vận chuyển đi bán.
Với thủ đoạn này, sau một thời gian ngắn, số gỗ thế chấp tại ngân hàng được đôi vợ chồng này tẩu tán gần hết.
Sau một thời gian bỏ trốn, ngày 9-8, Lan Anh ra đầu thú còn Thiện vẫn biệt tăm và đang bị công an truy nã.
Liên quan đến quá trình vay vốn của Công ty Thái Bảo, cáo trạng VKSND tỉnh Quảng Trị cũng nêu rõ, ngoài việc vay ngân hàng trên, công ty này còn vay vốn thế chấp tài sản cố định tại các Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam thịnh vượng- chi nhánh Quảng Bình (29 tỉ đồng), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn- chi nhánh Quảng Bình (3 tỉ đồng).
Ngoài ra, vợ chồng Lan Anh còn vay của nhiều cá nhân với số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng và 50 chỉ vàng bằng cách trả lãi cao gấp hàng chục lần tỉ lệ của ngân hàng.
Cơ quan công an đang tiếp tục điều tra việc có hay không chuyện cán bộ ngành kiểm lâm Quảng Trị tiếp tay cho Công ty Thái Bảo lấy gỗ thế chấp ngân hàng đem đi bán một cách dễ dàng.
Bình luận (0)