xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật sư nhận bảo vệ miễn phí cho bé bị đâm kim vào thóp

Theo Hoàng Khuê (VnExpress)

Nhiều luật sư cho rằng, khi đâm kim vào đầu đứa trẻ mới 40 ngày tuổi, nghi can thừa hiểu có thể gây ra cái chết cho bé nhưng vẫn cố thực hiện. Vụ án đã đủ dấu hiệu của tội giết người với khung hình phạt lên đến tử hình.

Chiều 13-12, trao đổi với VnExpress.net, các luật sư cho biết họ sẵn sàng đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp miễn phí cho nạn nhân trong vụ án này, nếu gia đình bé Nhật Minh có nhu cầu.

img
Bé Nhật Minh vừa được cứu sống. Ảnh: Hoàng Anh

Luật sư Vũ Tiến Vinh (Giám đốc Công ty luật Bảo An, Hà Nội): Tôi chưa gặp hành vi giết người mất nhân tính đến như vậy. Điều đáng buồn là nghi can đang làm mẹ mà đang tâm sát hại cháu bé mới chỉ 40 ngày tuổi. Dưới góc độ đạo đức, dư luận xã hội sẽ là sự phán xét công minh nhất.

Còn dưới góc độ pháp luật, theo những gì báo chí đã phản ánh thì hành vi dùng kim khâu lốp đâm vào đầu cháu Nhật Minh của Đỗ Thị Kim Duân đủ yếu tố cấu thành tội giết người được quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự. Bởi lẽ, người phụ nữ có hai đứa con này quá hiểu khi dùng kim gần 10 cm đâm vào đầu cháu bé mới lọt lòng như vậy thì chắc chắn sẽ dẫn đến tử vong, nhưng vẫn cố tình tước đoạt tính mạng cháu bé.

Hành vi của bà Duân không chỉ là hành vi giết người thông thường mà đã thuộc 2 trường hợp định khung tăng nặng (điểm c, điểm q khoản 1 Điều 93) là: giết trẻ em và vì động cơ đê hèn.

Theo tôi, việc giết trẻ em đã quá rõ vì cháu Nhật Minh mới chỉ 40 ngày tuổi, hoàn toàn không có khả năng tự vệ. Còn “vì động cơ đê hèn” như thông tin đã phản ánh bà Duân khi biết chồng có con riêng đã nảy sinh ý đồ giết đứa trẻ. Hành động này có thể xuất phát do ghen tuông nhưng xét về bản chất thì ý thức, động cơ của bà Duân đã thể hiện đầy đủ yếu tố “đê hèn”.

Xét dưới góc độ luật học thì hành vi phạm tội của bà Duân đã hoàn thành. Việc cháu Nhật Minh chưa chết (do được cấp cứu kịp thời) là nằm ngoài ý muốn của người phạm tội; hay nói cách khác là hành vi giết người thuộc trường hợp “phạm tội chưa đạt” được quy định tại Điều 18 Bộ luật Hình sự.

Thạc sĩ Phạm Thanh Bình (Công ty Luật Hồng Hà): Đã mang đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội giết người. Không thể có việc Duân chỉ cố ý gây thương tích cho cháu bé mà chị ta nhận thức được (và buộc phải nhận thức được) việc đâm chiếc kim khâu lốp đâm vào thóp cháu là hết sức nguy hiểm, rất dễ dẫn đến chết người. Việc cháu bé không chết là ngoài ý muốn của Duân do được phát hiện và cứu chữa kịp thời.

Vì vậy, tôi cho rằng có đủ căn cứ để khởi tố Duân về hành vi giết người. Việc Duân mang theo chiếc kim khâu lốp từ nhà hay “tình cờ nhìn thấy” trong nhà chị Thanh (mẹ cháu bé) không có ý nghĩa trong việc định tội vì hành vi khách quan cũng như ý thức chủ quan của Duân khi thực hiện hành vi phạm tội đã mang đầy đủ dấu hiệu của cấu thành tội giết người.

Nếu cơ quan điều tra khởi tố Duân về tội giết người thì theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự thì đây không phải là tội phạm được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Do đó, giả sử chị Thanh có bị chồng của Duân ép làm đơn bãi nại để Duân được tại ngoại cũng không có ý nghĩa vì sẽ không được giải quyết.

img
Chiếc kim khâu lốp có chiều dài gần bằng ống tiêm. Ảnh: GĐ&XH

Tiến sĩ Trần Đình Triển (Trưởng văn phòng Luật sư Vì Dân, Hà Nội): Cần khởi tố và ra lệnh tạm giam ngay.
Trong cuộc sống vợ chồng khi xảy ra mâu thuẫn có rất nhiều cách giải quyết. Không làm được cho mọi chuyện "êm đẹp" thì ly hôn, nhưng ở đây người phụ nữ khi biết chồng đi ngoại tình đã dùng bạo lực để đánh ghen. Cách làm này không được pháp luật và đạo đức xã hội chấp nhận, đặc biệt là thủ đoạn dùng kim khâu lốp đâm vào thóp đứa trẻ mới 40 ngày tuổi.

Trong sai lầm của cha mẹ, con trẻ sinh ra không có tội tình gì, sao lại cư xử với bé như vậy. Khi hành động với "vũ khí" nguy hiểm đó, họ hoàn toàn nhận thức được rằng việc này có thể dẫn đến cái chết cho đứa trẻ.
Tôi cho rằng cần khởi tố, ra lệnh tạm giam ngay về tội giết người thì mới đảm bảo đúng tính chất nguy hiểm của hành vi và có ý nghĩa trừng trị, giáo dục chung.

Luật sư Nguyễn Thị Phượng (Công ty luật Đại Việt): Đây là hành vi cố ý nhằm tước đoạt mạng sống của cháu bé chứ không thể chỉ nhằm gây thương tích.

Khi thực hiện hành vi này bà Duân phải thấy trước được hậu quả chết người sẽ xảy ra và rõ ràng bà mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Điều này còn được thể hiện trong chính công cụ, phương tiện mà nghi can dùng để thực hiện hành vi phạm tội. Chiếc kim khâu lốp là một vật nhỏ, sắc nhọn, sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm khi lựa chọn bộ phận tác động trên cơ thể. Khi ra tay với cháu bé và Duân biết điều này nên đã lựa chọn vị trí để thực hiện đó là phần thóp của trẻ.

Nếu vẫn là công cụ ấy tác động vào bộ phận khác như tay, chân thì chỉ gây thương tích chứ không thể gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu tác động vào những vùng nguy hiểm như mắt, cổ, đầu thì tỷ lệ sát thương là rất lớn và đặc biết nếu đâm thẳng vào vùng thóp và xuyên ngập chiếc kim ấy thì hậu quả chết người là gần như tất yếu sẽ xảy ra. Việc cháu bé vượt qua được nguy hiểm là rất may mắn và nằm ngoài ý muốn lúc đó của hung thủ.

Hành vi tàn nhẫn của bà Duân phải bị trừng phạt đích đáng. Các tình tiết định khung và tăng nặng đối với bà Duân cũng rất rõ ràng. Tuy nhiên trong vụ án này cũng còn nhiều điều phải xem xét và làm sáng tỏ:

Việc ngoại tình của chồng bà Duân và chị Thanh là có lỗi và cũng cần phải xem xét sự ảnh hưởng của nó đối với bà Duân. Đơn thuần nó chỉ là sự ghen tuông mù quáng đến mất nhân tính hay có sự dồn nén và áp lực nặng nề nào khác? Sau khi bé trai ra đời chồng bà Duân có hành vi ruồng rẫy, đánh đập mẹ con bà Duân không? Anh ta có ý định ly hôn để chung sống với người tình hay không? Tâm lý của bà Duân trước và tại thời điểm phạm tội như thế nào? Có bị kích động mạnh hay không? Có thể, việc gia đình của bà Duân có nguy cơ bị tan vỡ đã gây cho bà một cú sốc nặng nề về tinh thần dẫn đến bà Duân đã có những hành vi bất thường, vô nhân tính ấy.

Việc làm rõ chiếu khâu lốp là do bà Duân chuẩn bị sẵn trước đó hay do bột phát thấy ở hiện trường và sử dụng làm công cụ phạm tội cũng là một chi tiết quan trọng cần làm sáng tỏ. Nó không có ý nghĩa cho việc định tội vì dù là trường hợp nào hành vi của bà Duân cũng là hành vi giết người. Nhưng nó có thể làm sáng tỏ mục đích, động cơ và tâm lý của người đàn bà này.

Người ra cũng cần làm sáng tỏ vai trò của người phụ nữ đi cùng bà Duân, có đồng phạm hay không? Có xúi giục, kích động gì hay không?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo