xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật sư và bị cáo “phản pháo”

Bài và ảnh: Tố Bình

Bị cáo Lương Thị Dương: “Nhiều cán bộ hải quan khác cũng có hành vi tương tự như tôi nhưng tại sao họ chỉ bị xử lý hành chính?”

Trong phiên xét xử ngày 24-11, các luật sư đã lần lượt trình bày quan điểm của mình để bào chữa cho các bị cáo thuộc nhóm tội danh buôn lậu và trốn thuế.

Số liệu ĐTDĐ nhập lậu là không chính xác?

Mở đầu bài bào chữa cho bị cáo Nguyễn Gia Thiều, luật sư Phan Trung Hoài nói: “Sẽ rất khó để chia sẻ được quan điểm luận tội của VKS khi nhận định rằng, Nguyễn Gia Thiều đã không chứng minh được nguồn gốc của 39.519 chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) nên quy buộc cho bị cáo phạm vào tội buôn lậu”. Theo luật sư Hoài, nghĩa vụ chứng minh số lượng ĐTDĐ bị coi là không có hồ sơ nhập khẩu có phải là buôn lậu hay không là nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng. Ông cho rằng, các khái niệm “hàng hóa không có hồ sơ nhập khẩu”, “hàng không có nguồn gốc”, “hàng không có giấy tờ hợp pháp” hoàn toàn không trùng khớp với khái niệm “buôn lậu”. Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra, lấy lời khai của Nguyễn Gia Thiều và các đối tượng khác trong vụ án cho thấy thực chất số ĐTDĐ này do Công ty Đông Nam VN mua tại thị trường VN, không rõ nguồn nhập từ đường nào. Từ đó luật sư Hoài kết luận: “Dấu hiệu đặc trưng của tội danh “buôn lậu” là “qua biên giới” chưa được làm rõ trong việc quy buộc tội danh này đối với Nguyễn Gia Thiều”.

Luật sư Hoài còn băn khoăn về số liệu trốn thuế mà VKS quy buộc đối với thân chủ của mình. Ông nhận định: “Các tài liệu ban đầu được thu thập (trong đó 2/3 tài liệu thu giữ sau khi bắt tạm giam Thiều) đều chỉ là cách xác định áp đặt và số liệu trốn thuế đều do cơ quan điều tra tự tính ra. Về mặt pháp lý cơ quan điều tra không phải là cơ quan quản lý về tính và thu thuế, nên các số liệu hoàn toàn là suy diễn chủ quan, dựa trên sự nghi vấn”. Luật sư Hoài cũng bác bỏ nhận định Nguyễn Gia Thiều là người chủ mưu, bàn bạc, chỉ đạo nhập trên 39.000 chiếc ĐTDĐ mà VKS đưa ra.

Liên quan đến khoản tiền 200.000 USD thu giữ tại nhà Hà Kiều Anh, luật sư Hoài không đồng tình với nhận định của VKS khi cho rằng khoản tiền này không có nguồn gốc. Sau khi đưa ra hàng loạt dẫn chứng để chứng minh nguồn gốc của khoản tiền này là từ gia đình Hà Kiều Anh mà có, luật sư Hoài đề nghị: “Trả lại cho Hà Kiều Anh và gia đình khoản tiền trên vì nó không phải là tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm”.

Luật sư Nguyễn Thị Anh Phố khi bào chữa cho bị cáo Đặng Mạnh Quyền đã đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Quyền không phạm tội “buôn lậu”, vì bị cáo Quyền không hề nhận thức được số lượng ĐTDĐ của Công ty Đông Nam là hàng nhập lậu. Khác với luật sư Phố, luật sư Nguyễn Đăng Vỹ thừa nhận thân chủ của mình là bị cáo Vũ Hữu Thiều có phạm tội nhưng không phải là tội “buôn lậu” còn “phạm tội gì thì phải xem xét kỹ lưỡng”. Luật sư Vỹ cũng khẳng định: “Số liệu mà cơ quan điều tra (CQĐT) lấy ra từ máy vi tính của Công ty Đông Nam là không chính xác vì số liệu đó do con người làm ra thì có thể sửa nó”.

“Chỉ còn biết cậy vào HĐXX”

Đó là lời trình bày mà các bị cáo đưa ra trong phần tự bào chữa cho mình.

Bị cáo Lương Thị Dương bày tỏ bức xúc: “Giờ đây tôi chỉ biết trông cậy vào HĐXX vì trong thời gian qua CQĐT đã gây cho tôi rất nhiều đau khổ. CQĐT không hề có chứng cứ nào mà chỉ lắp ghép các sự kiện để quy buộc tôi”. Ngoài ra bị cáo Dương còn cho rằng việc truy tố bà là không công bằng vì xuyên suốt quá trình điều tra có nhiều cán bộ hải quan khác cũng có hành vi tương tự như bà nhưng họ chỉ bị xử lý hành chính. Bà Dương hét to vào micro: “Tại sao tôi lại bị truy tố?” và khóc.

Bị cáo Nguyễn Gia Thiều cho rằng những gì mà cáo trạng quy buộc bị cáo là rất mâu thuẫn với những cố gắng của bị cáo trong quá trình điều hành hoạt động của Công ty Đông Nam. Theo Nguyễn Gia Thiều, nếu dựa vào lời khai của bị cáo tại CQĐT thì chỉ có thể quy buộc bị cáo buôn lậu với số lượng là 5.000 chiếc ĐTDĐ chứ không thể là con số trên 39.000 chiếc như cáo trạng quy kết.

Tương tự hai bị cáo trên, bị cáo Trần Hồng Thái cũng khẳng định: “Tôi đã làm đúng với trách nhiệm của một kiểm hóa viên. Thế nhưng CQĐT vẫn khởi tố tôi trong khi không hề có một chứng cứ gì”.

Hôm nay (25-11), đại diện VKS sẽ tranh luận lại với những quan điểm của luật sư và bị cáo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo