Một trong những nạn nhân của bà hiệu trưởng là bà Nguyễn Thị Thanh Hiếu. Bị lừa lấy mất căn nhà trị giá 5 tỉ đồng tại quận Bình Thạnh - TPHCM, hơn 2 năm qua, bà Hiếu ngược xuôi TPHCM - Đắk Lắk, gõ cửa các cơ quan chức năng cầu cứu.
Chiếc bánh vẽ 5 triệu USD

Tuy nhiên, sau khi có trong tay hợp đồng ủy quyền và giấy tờ nhà đất, ngày 25-2-2009, bà Vân sang nhượng căn nhà cho bà Lê Thị Chiến với giá 2,4 tỉ đồng (thời điểm đó căn nhà trên có giá khoảng 5 tỉ đồng). Biết tin này, bà Hiếu tìm hiểu thì được biết hợp đồng vay 5 triệu USD là giả. Bà Chiến mua được nhà “giá bèo” nên đã nhanh chóng làm thủ tục nhập hộ khẩu vào căn nhà 180/45/38 Nguyễn Hữu Cảnh, đuổi bà Hiếu ra khỏi nhà.
Nỗi đau người mất nhà
Theo bà Hiếu, căn nhà trên được mua từ tiền bán căn nhà tại TP Buôn Ma Thuột của gia đình bà. Vậy mà sau một chuyến đi công tác xa về, bà Hiếu bị đuổi, phải tức tưởi dọn đồ đi thuê phòng trọ. Bất ngờ, bàng hoàng, cay đắng, đau khổ tột bậc, đó là tất cả cảm xúc mà người phụ nữ này mô tả khi nói về hoàn cảnh của mình. “Trong hợp đồng, bà Vân cam kết trả nhà sau 3 tháng hoặc nếu không thực hiện vay tiền thì trả lại hồ sơ gốc nhưng đúng 25 ngày sau khi tôi ủy quyền, nhà đã sang tên đổi chủ. Tôi đi công tác về thì thấy người lạ ở trong nhà mình” - bà Hiếu chua xót kể.
Trước đó, trong thời hạn cam kết, bà Hiếu liên tục nhắc nhở, hối thúc bà Vân trả nhà, giấy tờ nhưng chỉ nhận được lời hứa và cuối cùng thì bà Vân tắt máy điện thoại. Không ít lần bà Hiếu tìm lên TP Buôn Ma Thuột, đến Trường Mầm non 1-6 đều bị bà Vân đuổi thẳng. Bức xúc, bà Hiếu nói sẽ kiện thì bà hiệu trưởng đáp lại bằng lời thách thức.
Bà Hiếu đến TAND quận Bình Thạnh nộp đơn kiện, cán bộ cơ quan này trả hồ sơ, hướng dẫn đến TAND tỉnh Đắk Lắk vì bị đơn thường trú ở TP Buôn Ma Thuột. Đến TAND tỉnh Đắk Lắk, cơ quan này bảo chuyển về TPHCM vì vụ việc xảy ra tại địa phương này. Bà Hiếu tố cáo đến Phòng CSĐT - Công an tỉnh Đắk Lắk, 6 tháng sau, bà Hiếu nhận được câu trả lời: “Dấu hiệu lừa đảo không rõ”!
“Mới đây, tòa án thông báo thụ lý nhưng khoản án phí phải nộp ngay là 55 triệu đồng khiến tôi cân nhắc. Liệu kiện có được trả nhà hay không? Rồi muốn phong tỏa tài sản phải nộp mấy trăm triệu đồng nữa. Phức tạp quá! Tôi bất lực” - bà Hiếu buồn rầu.
Tẩu tán tài sản Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài trường hợp của bà Nguyễn Thị Thanh Hiếu, tại TPHCM ít nhất có 4 người dính bẫy “góp vốn” bằng bất động sản và tiền trị giá trên 10 tỉ đồng của bà hiệu trưởng này. Trong khi các chủ nợ đang ráo riết đòi, bà Vân đã tẩu tán tài sản là ngôi trường mầm non bằng cách chuyển 46% vốn cho một người tên là Ngọc và 46% vốn cho con trai là Trần Duy Khánh; bà Vân chỉ còn lại 8% (được chứng nhận bằng Quyết định số 1628 ngày 9-6-2010 của UBND TP Buôn Ma Thuột).
Trước phản ứng dữ dội của những người góp vốn, bà Vân cam kết: “Tài sản Trường Mầm non tư thục 1-6 là của tôi - Bùi Thị Hồng Vân, hiện đang giữ chức hiệu trưởng. Nếu như sau này khi tôi vay được vốn ngân hàng hoặc bán trường, tôi sẽ hoàn trả đầy đủ số tiền của các cổ đông đã góp…”. |
Bình luận (0)