xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người tố cáo có thể được bảo vệ suốt đời

Theo MINH CƯỜNG (Pháp Luật TPHCM)

Không chỉ người trực tiếp tố cáo, người thân của họ cũng được bảo vệ.

Để có hành lang pháp lý và huy động sức dân tham gia phòng chống tham nhũng, Chính phủ đang dự thảo (lần ba) “Quy chế bảo vệ người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng” với các biện pháp bảo vệ đặc biệt như thay đổi nhân dạng, hạn chế tối đa các khả năng lộ danh tính người tố cáo, ngăn chặn chuyện trù dập…
 
img
Theo dự thảo, chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định cần thiết như cấm ghi hình tại nơi xét xử khi có sự tham gia của người tố cáo cần được bảo vệ trong vụ án tham nhũng.  Ảnh minh họa:  HTD
 

Thay đổi nhân dạng, lý lịch

Để đảm bảo an toàn cho người tố cáo, dự thảo quy định: việc bảo vệ không chỉ tại nơi cư trú, nơi làm việc, học tập mà còn ngay cả tại phiên tòa, trên phương tiện giao thông và các nơi cần thiết khác...

Dự thảo còn quy định biện pháp bảo vệ lâu dài, thậm chí mang tính suốt đời cho người tố cáo khi cần thiết bằng các biện pháp như: thay đổi nhân dạng, lý lịch của người được bảo vệ; di chuyển tạm thời hoặc lâu dài và giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập. Người tố cáo cũng được giúp đỡ tìm việc làm phù hợp; được tạo chỗ làm mới; nhập hộ khẩu và làm các giấy tờ cần thiết khác…
 
Chưa hết, dự thảo còn đưa vào hàng loạt biện pháp để hạn chế tối đa khả năng rò rỉ thông tin về người tố cáo như giữ bí mật nhân dạng của họ. Chẳng hạn, khi xét xử những vụ án tham nhũng có sự tham gia của người được bảo vệ, theo đề nghị của cơ quan có trách nhiệm bảo vệ, thẩm phán, chủ tọa phải ra quyết định cần thiết như cấm ghi hình tại phiên tòa. Đồng thời, người bào chữa phải có cam kết giữ bí mật khi được nghiên cứu, tiếp xúc với đơn thư tố cáo, lời khai của người đang được áp dụng các biện pháp bảo vệ.

Các cơ quan phải có biện pháp đánh lạc hướng sự chú ý vào người tố cáo hoặc đề nghị các cơ quan tố tụng chuyển hóa thông tin, tài liệu về tội phạm tham nhũng mà người được bảo vệ cung cấp. Dự thảo quy định: Trong trường hợp cụ thể lực lượng bảo vệ cần răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn với những đối tượng có hành vi gây nguy hiểm cho người được bảo vệ.

Mở rộng đối tượng được bảo vệ

Trong dự thảo, người được bảo vệ rất rộng, không chỉ dừng lại ở người tố cáo và phát hiện tham nhũng mà người thân của họ gồm vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha mẹ bên vợ (hoặc chồng) cũng được bảo vệ. Điều kiện để được bảo vệ là phải có tài liệu, căn cứ để xác định người đó có ảnh hưởng, liên quan đặc biệt với người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng.

Trong các quy chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng ở một số địa phương hiện mới chỉ quy định việc bảo vệ những hành vi trả thù trực tiếp mà chưa đưa ra các “tường chắn” cho những hành vi trả thù tinh vi đánh vào các quan hệ công việc, tương lai phát triển, các mối quan hệ đời sống, công việc của người tố cáo để tạo áp lực cho họ... Vì thế, dự thảo đã bịt các kẽ hở này bằng quy định: khi cơ quan quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ phải xác minh cả phạm vi đối tượng cần bảo vệ và tính toán luôn các biện pháp áp dụng cho những người nằm trong vùng có khả năng bị trả thù. Đồng thời, phải đảm bảo quyền lợi kinh tế của người tố cáo bằng việc bảo vệ các quan hệ công việc của họ.

Dự thảo quy định các cơ quan chức năng trong phạm vi trách nhiệm của mình phải đảm bảo quyền lợi chính trị, kinh tế và bảo vệ uy tín cho người tố cáo, phát hiện tham nhũng; đảm bảo mọi quyền lợi về chính trị cũng như vị trí công tác, thu nhập của họ trước, trong và sau khi tố cáo. Nghiêm cấm kỷ luật, hạ mức thu nhập cũng như áp dụng các biện pháp trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính trị, kinh tế của người tố cáo. Việc tố cáo tham nhũng phải được các cấp lãnh đạo ghi nhận, xem xét trong mỗi kỳ tăng lương, bổ nhiệm vào các vị trí thích hợp…
Có quyền thay đổi cán bộ bảo vệ

Người được bảo vệ được biết trước các biện pháp bảo vệ và có quyền đề nghị thay đổi biện pháp bảo vệ; thay đổi cán bộ trực tiếp tiến hành các biện pháp bảo vệ hoặc từ chối bảo vệ nếu có căn cứ cho thấy biện pháp bảo vệ không đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản,… hoặc cán bộ trực tiếp bảo vệ không khách quan, vô tư.
Trường hợp cấp bách cần ngăn chặn ngay các hành vi đe đọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người được bảo vệ, cơ quan có thẩm quyền phải cử ngay lực lượng bảo vệ tiếp cận, đảm bảo an toàn cho người được bảo vệ hoặc tạm thời đưa họ đến nơi an toàn…
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo