xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều câu hỏi về quán Buddha - ổ dịch Covid-19 lớn nhất TP HCM

SỸ HƯNG

Vì sao quán ăn này vi phạm nhiều lần nhưng không bị tước giấy phép? Vì sao tiền thuế phải đóng hằng tháng quá ít so với doanh thu?...

Ngày 6-5, theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, quán Buddha (số 7 Thảo Điền, quận 2, TP HCM) đã đóng cửa, không hoạt động. Trước đó, ngày 1-5, chủ quán Buddha cho nhân viên quét dọn, sửa soạn bàn ghế chuẩn bị tiếp khách nhưng chính quyền địa phương đã đến tuyên truyền, yêu cầu tạm ngưng hoạt động.

Liên tiếp vi phạm vẫn hoạt động

Đến tận hôm nay, những thông tin về quán Buddha - ổ dịch Covid-19 khiến 4 người dương tính với virus SARS-CoV-2 và hàng trăm người cách ly ở quận 2 - vẫn được dư luận quan tâm.

Trước đó, trao đổi với chúng tôi, thầy Thích Nhật Từ (trụ trì chùa Giác Ngộ) cho hay năm 2011, chùa Giác Ngộ đã từng yêu cầu chủ quán Buddha gỡ bỏ tượng Phật trang trí tại quầy bar, bàn ăn và một số nơi nhạy cảm nhưng nơi đây không thực hiện. Nếu không xảy ra ổ dịch Covid-19, mọi bí mật về quán ăn này không mấy ai biết được.

Theo ông Nguyễn Phước Hưng, Chủ tịch UBND quận 2, sau khi người dân phản ánh, đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội quận 2 nhiều lần kiểm tra và xử phạt đối với quán Buddha (giấy phép đăng ký là "Quán ăn Thái"). Cụ thể, ngày 21-10-2011, UBND quận 2 kiểm tra phát hiện quán ăn treo biển hiệu sai quy định nên lập biên bản xử phạt 7,5 triệu đồng.

Nhiều câu hỏi về quán Buddha - ổ dịch Covid-19 lớn nhất TP HCM - Ảnh 1.

Quán Buddha (giấy phép đăng ký “Quán ăn Thái”) đóng cửa Ảnh: SỸ HƯNG

Ngày 13-4-2018, đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội quận 2 kiểm tra hoạt động kinh doanh, lập biên bản xử lý vi phạm đối với hộ kinh doanh "Quán ăn Thái" về các hành vi: kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (bán rượu tiêu dùng tại chỗ); quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên; không viết bằng chữ tiếng Việt mà là chữ nước ngoài trên biển hiệu; thường xuyên sử dụng 10 lao động trở lên; không xây dựng thang lương, bảng lương.

Ngày 24-4-2018, UBND quận 2 ban hành quyết định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, lao động, y tế, thương mại đối với cơ sở này với số tiền gần 73 triệu đồng. Ngoài ra, UBND phường Thảo Điền còn nhắc nhở điểm kinh doanh này vì mở nhạc gây ồn sau 22 giờ.

Trong khi đó, ông Trần Phương Nam, Phó Chủ tịch UBND phường Thảo Điền, khẳng định với chúng tôi dù hộ kinh doanh "Quán ăn Thái" vi phạm nhiều lần, bị xử phạt số tiền lớn nhưng không thể rút giấy phép kinh doanh vì "chưa có quy định nào cụ thể". Ông Nam cũng cho rằng quán Buddha thực chất chỉ là quán ăn bình thường, không phải quán bar. Quán ăn này chỉ vi phạm về thông tin trên biển hiệu, quầy bar và đã bị kiểm tra xử lý.

Khi được hỏi quán này từng bị phản ánh do hoạt động từ chiều đến 4 giờ hôm sau, ông Nam giải thích hộ kinh doanh cá thể không bị giới hạn về thời gian kinh doanh, nếu không làm ảnh hưởng đến hàng xóm. "Theo luật thì quán ăn này không bị rút giấy phép, có thể hoạt động trở lại khi được giải tỏa cách ly. Tuy nhiên, do đây từng là ổ dịch Covid-19 nên phường khuyên chủ quán nên ngưng hoạt động hoặc thuê mặt bằng khác để kinh doanh. Còn về tượng Phật được trang trí trong quán, chúng tôi chỉ vận động chủ quán gỡ bỏ, không áp dụng xử phạt được" - ông Nam nói.

Có dấu hiệu lách luật?

Theo lãnh đạo phường Thảo Điền và quận 2, quán Buddha là hộ kinh doanh "Quán ăn Thái", được UBND quận 2 cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số 41B8002805, lần đầu ngày 21-9-2004, đăng ký lại lần 1 ngày 26-9-2005, người đại diện hộ kinh doanh là bà Trần Thị Duy Thư (SN 1981; ngụ phường Cầu Kho, quận 1, TP HCM); ngành nghề kinh doanh: ăn uống; vốn kinh doanh là 20 triệu đồng.

Nếu nhìn vào giấy phép kinh doanh có thể hiểu đây là quán ăn bình dân. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, dù bên ngoài quán này chỉ để biển hiệu "Quán ăn Thái" nhưng bên trong có diện tích rộng khoảng 200 m2, được bài trí bàn ăn, bàn bida rất chuyên nghiệp. Quán chủ yếu phục vụ khách nước ngoài. Tại quầy bar trưng bày nhiều loại rượu đắt tiền bên cạnh những bức tượng Phật.

Nhiều câu hỏi về quán Buddha - ổ dịch Covid-19 lớn nhất TP HCM - Ảnh 2.

Bên trong quán Buddha Ảnh: C.T.V

Theo UBND quận 2, hộ kinh doanh "Quán ăn Thái" đã đăng ký kê khai thuế với Chi cục Thuế quận 2 theo mã số kinh doanh số 0304141605 ngày 30-12-2005 và bắt đầu hoạt động 1-1-2006 với hình thức khoán thuế 560.000 đồng/tháng với mức khoán thuế cho hộ kinh doanh tăng dần theo từng năm tương ứng với doanh thu. Năm 2020, mức khoán thuế của quán ăn này là 4.500.000 đồng/tháng và chủ quán đã thực hiện nộp thuế đến hết tháng 2-2020.

Theo một số người đã đến đây, quán ăn này từng để biển hiệu "Buddha bar - Grill", sử dụng nhạc bốc, rượu mạnh… giống mô hình các quán bar khác. Còn theo người dân địa phương, sau khi bị phản ánh phải gỡ biển hiệu nhưng quán Buddha vẫn hoạt động thâu đêm suốt sáng, thu hút nhiều khách nước ngoài đến ăn uống. Với quy mô hoạt động như thế nhưng chỉ đóng thuế theo mức hộ kinh doanh cá thể thì đây cũng là dấu hỏi lớn.

Sử dụng trên 10 lao động phải thành lập doanh nghiệp

Luật sư Trần Minh Cường (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết căn cứ theo điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp, 1 hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới 10 lao động, nếu sử dụng trên 10 lao động sẽ phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thường xuyên sử dụng trên 10 lao động mà không thành lập doanh nghiệp, vẫn giữ mô hình hộ kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền đến 5 triệu đồng và hình phạt bổ sung là buộc phải thành lập doanh nghiệp, theo quy định tại điểm c khoản 1 và điểm b khoản 3 điều 41 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

"Hộ kinh doanh cá thể sẽ đóng mức thuế khoán cố định vào hằng tháng do cơ quan thuế ấn định và lệ phí môn bài tùy theo doanh thu/năm mà sẽ không phát sinh bất kỳ chi phí khác, do đó một số hộ kinh doanh cá thể sau một thời gian thành lập, mặc dù quy mô phát triển và số lượng lao động tăng lên rất nhiều nhưng vẫn chậm hoặc chưa thay đổi loại hình theo đúng quy định vì ngại các thủ tục khi thành lập doanh nghiệp (về kế toán, thuế, ký hợp đồng lao động...), muốn lách luật khi sự quản lý của các cơ quan chức năng thiếu chặt chẽ" - luật sư Trần Minh Cường nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo