xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi đau khi con bất hiếu

Theo MINH TÂM (Tuổi Trẻ)

Mưa trời ngập chảy ra sông. Nhớ công dưỡng dục ra công đáp đền. Gió đưa cành trúc la đà,mẹ cha còn sống Phật Đà hiện thân!

Câu ca dao nhắn nhủ con cái phải khắc sâu công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, nhưng có người đã quên đi điều đó nên phải ra chốn pháp đình...

1 Cụ Trần Thị Đẹp có hai người con gái, gả chồng cho ra riêng. Năm 2006, thấy con gái Phan Thị Thảo không có nhà cửa nên cụ kêu về ở chung. Sống với nhau chưa đầy hai năm, người mẹ không thể chịu nổi bởi bà Thảo đối xử với mẹ rất tệ bạc. Cụ Đẹp thường xuyên sang nhà con gái út than thở. Bà Thảo thấy thế cho rằng mẹ mình sẽ giao căn nhà cho em, thường lớn tiếng mạt sát cụ Đẹp.

Tối 24-7-2008, bà Thảo không thấy bản photo giấy tờ nhà, nghĩ mẹ lấy đưa cho em nên quát tháo om sòm, yêu cầu cụ Đẹp đưa tờ photo dù cụ Đẹp phân trần không giữ. Sau đó bà Thảo xông vào bóp cổ, xô mẹ ngã và đuổi cụ Đẹp ra khỏi nhà. Uất ức, cụ Đẹp trình báo công an rồi đến nhà con gái út ở. Khuya hôm đó, cụ Đẹp kêu đau bụng, người con út vội vã chở mẹ đi bệnh viện nhưng cụ Đẹp đã tử vong do vỡ hành tá tràng.

Nghe vị đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Vĩnh Long đọc cáo trạng trong phiên tòa sơ thẩm ngày 7-9, người dự khán đều lắc đầu kêu lên: “Trời ơi! Bất hiếu đến thế là cùng...”. Nhiều người hàng xóm cho biết bà Thảo thường hay chửi mắng mẹ mình bằng những lời lẽ thô tục như “con quỷ già, con quỷ cái...”. Bất bình trước cảnh đại nghịch đó, có người đã khuyên nhủ bà Thảo nên sống cho đúng đạo làm con.

Bà Thảo chẳng những không nghe mà còn cho rằng họ nhiều chuyện. Dù tòa tuyên án bị cáo Thảo 5 năm tù nhưng người dự khán vẫn không bằng lòng, bởi theo họ: “Hành vi đánh mẹ như thế phải xử cả chục năm tù mới đáng”.

img



2 Vợ mất, ông Lê Văn Phát ở vậy vất vả nuôi ba con. Khi hai con gái lấy chồng, ông Phát đều cho mỗi người nửa hecta đất. Khi con trai út cưới vợ, ông cho 2ha vườn, chỉ giữ lại phần mình 1ha và giao luôn giấy tờ đất cho con trai quản lý. Sống với nhau được vài năm phát sinh mâu thuẫn, vợ chồng người con trai út cất nhà ra ở riêng nhưng không cho ông Phát canh tác trên phần đất của ông với lý do đất đó là phần của người mẹ, phần của ông đã chia cho hai chị. Tức lý, ông đâm đơn kiện, tòa sơ thẩm tuyên người con trả lại. Vợ chồng người con trai kháng cáo.

Trong phiên tòa phúc thẩm ngày 15-10-2008 tại TAND TP Cần Thơ, ông Phát trình bày: “Thưa tòa, tôi không thể sống chung với vợ chồng con trai mình được, chúng hỗn hào với tôi lắm! Tôi 60 tuổi rồi, đâu còn làm gì được nữa, 1 mẫu đất đó là nguồn sống duy nhất của tôi...”. Ông chưa trình bày hết, người con dâu giãy nảy: “Thưa tòa, cha tôi xài hoang phí lắm, ăn uống thì đòi ăn đồ ngon. Bệnh chút là đòi đi bác sĩ. Rồi ổng còn lấy tiền cho người ta bảo là làm từ thiện, như vậy ai mà chịu nổi.

Nhân đây tôi đề nghị tòa buộc ổng phải trả tiền cho vợ chồng tôi trong lúc ổng nằm viện, vợ chồng tôi phải xuất ra một số tiền lớn trả viện phí...”. Người con dâu có lẽ còn kể lể nữa nếu hội đồng xét xử không cắt ngang: “Thế có bao giờ chị tự hỏi, chồng chị nên hình hài, vóc dáng, nhà cao cửa rộng là nhờ ai? Xét về đạo dâu con đúng ra chị phải kính trọng cha chồng, đằng này tại tòa chị còn gọi cha chồng là ổng, huống hồ gì ở nhà”.

Tòa phúc thẩm y án, xử vợ chồng người con phải trả lại quyền sử dụng đất cho người cha. Mặc dù thắng kiện nhưng ông tâm sự bằng giọng buồn não: “Cả đời vất vả lo cho con lập thân vào đời, nở mặt rạng mày với thiên hạ. Đến già chỉ mong có chỗ nương nhờ vào con. Vậy mà nó đối xử với mình như vậy. Ngày xưa nó không đến nỗi nào, từ ngày có vợ, nghe lời vợ mới thành ra như thế.

Thương cho vong linh bà nhà ở chín suối biết được cảnh cha con như thế này chắc bả đau lòng lắm...”. Nói đến đây, hai dòng nước mắt ông lại lăn dài...

3 Bà Dương Thị Thu Hà, phó chánh án TP Cần Thơ, tâm sự: “Xét xử những vụ án con cái ngược đãi, đánh đập cha mẹ mà cảm thấy đau lòng. Họ không hiểu rằng được phụng dưỡng đấng sinh thành là sự may mắn tối thượng đối với con cái.

Họ không thấy được những ai hiếu dưỡng với cha mẹ đều không những hưởng được rất nhiều hạnh phúc từ sự yêu quý của cha mẹ, người thân trong gia đình mà còn nhận được sự tán dương kính trọng của xã hội”.

Người xưa có dạy: “Trong các tội không tội gì nặng bằng tội bất hiếu. Trong cái thiện không gì bằng hiếu thảo”. Cho dù xã hội phát triển, hiện đại đến đâu đi nữa thì những quan niệm, chân lý ấy không bao giờ thay đổi.

Tần tảo nuôi nhà chồng

Đến xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang hỏi chị Trần Thị Ên, bà con đều tấm tắc ngợi khen. Ông Trần Phước Hậu, phó chủ tịch xã, nhận xét: “Một mình tần tảo mưu sinh nuôi cả gia đình, một mực hiếu thảo với cha chồng, hiếm ai sống tốt được như thế“.

12 giờ trưa, chị Ên đạp xe hàng chục kilômet với đôi chân trần, chị lội theo bờ ruộng để cắm câu ếch dưới cái nắng như hun đốt đến 3g chiều.

12g khuya, lại đi gỡ ếch trong cái lạnh như cắt da đến 4 giờ sáng... Ngoài nghề câu ếch, người phụ nữ 43 tuổi này không từ nan bất cứ việc gì từ cắt lúa thuê, giậm lúa mướn, đào đất, đào hầm... để nuôi cha chồng, chị chồng và con trai đang học lớp 6.

13 năm trước, khi người chồng lâm chung gửi gắm cha già cùng người chị bị bệnh tâm thần, chị gật đầu hứa và lời hứa ấy theo chị cả cuộc đời. Cảnh nhà dù túng bấn nhưng hễ cha trở bệnh là chị chạy vạy ngược xuôi mượn tiền lo thuốc thang, đút cho cha từng muỗng cơm, ly nước.

Mấy năm gần đây, tuổi tác cao khiến cha chồng càng đãng trí, tính tình cáu gắt, gặp chuyện gì không vừa bụng là ông nổi giận quát tháo. Còn chị chồng rất kén ăn, bữa nào không có cá thịt ngon là bỏ ăn, lên cơn quạu quọ, đập phá lung tung. Nhiều lần chị Ên bị chị chồng bất thình lình đánh từ phía sau, đánh lên đầu, vai bằng bất cứ vật dụng gì, đau mấy ngày trời... Có người thấy thế khuyên chị gửi cha chồng vào nhà dưỡng lão, chị chồng vào bệnh viện tâm thần chứ như vậy thì cực quá.

Chị lắc đầu: “Cha mẹ chồng cũng như cha mẹ ruột. Nếu không có cha mẹ chồng thì sao có chồng mình. Nếu gửi vào đó, người ta đâu có chăm sóc bằng mình. Không ai chiều nổi tính nết, bệnh sẽ nặng thêm. Cha mẹ hi sinh cả đời lo cho mình thì đến tuổi già mình phải phụng dưỡng lại, như thế mới đúng đạo làm người...”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo