xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ở Việt Nam, 86% nghi phạm hiếp dâm là người quen

D.Ngọc

(NLĐO)- Nhiều yếu tố chính trong các vụ án hiếp dâm ở Việt Nam trái ngược hoàn toàn với các quan niệm sai lầm phổ biến về hãm hiếp, 86% nạn nhân được hỏi nói rằng họ biết người bị tình nghi là thủ phạm.

Chiều 21-3, Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Việt Nam công bố nghiên cứu "Xét xử tội hiếp dâm: Hiểu rõ cách ứng phó của hệ thống tư pháp hình sự đối với bạo lực tình dục ở Thái Lan và Việt Nam". Đây là nghiên cứu so sánh đầu tiên được thực hiện tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương do Cơ quan LHQ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) cùng với Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của LHQ (UNODC) tổ chức.

Ở Việt Nam, 86% nghi phạm hiếp dâm là người quen - Ảnh 1.

Các bị cáo một vụ án hiếp dâm trước vành móng ngựa. Đây là một vụ hiếp dâm tập thể nữ sinh lớp 9, bại lộ khi một trong số những kẻ làm chuyện đồi bại kể với nhiều người, trong đó có anh trai nạn nhân, về "chiến tích" của mình - Ảnh: Tuấn Minh

Trình bày nội dung của nghiên cứu, bà Anna-Karin Jatfors, Phó Giám đốc Cơ quan LHQ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nói: "Nghiên cứu cho thấy có những rào cản phổ biến trong việc tiếp cận công lý mà những nạn nhân bị xâm hại tình dục đang gặp phải không chỉ là những khó khăn trong việc nhận được sự trợ giúp, mà còn ở thái độ, sự phân biệt đối xử của cảnh sát và các quan chức tư pháp được giao nhiệm vụ hỗ trợ. Hiểu được những rào cản này, là bước đầu quan trọng để đảm bảo công lý cho phụ nữ và chấm dứt tình trạng vụ án bạo lực tình dục không được xử lý một cách công bằng. Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ là khởi đầu cho sự thay đổi ở cả hai nước".

Những phát hiện chính trong nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn các nạn nhân bị hãm hiếp ở Thái Lan và Việt Nam đều phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận công lý, một phần là do thái độ và hành vi phân biệt đối xử. Những khó khăn, thách thức này khiến các nạn nhân cảm thấy nản lòng, không muốn tiếp cận và tự ti ở mọi giai đoạn của quá trình xét xử, từ khâu trình báo ban đầu cho đến phiên tòa xét xử.

Các phát hiện của nghiên cứu chỉ ra nhiều yếu tố chính trong các vụ án hiếp dâm trái ngược hoàn toàn với các quan niệm sai lầm phổ biến về hãm hiếp. Theo quan niệm, các vụ hãm hiếp thường do người lạ, gây thương tích và xảy ra ở nơi công cộng. Nhưng trên thực tế ở Việt Nam, 86% nạn nhân được hỏi nói rằng họ biết người bị tình nghi là thủ phạm và 76% nạn nhân không có dấu hiệu thương tích rõ rệt. Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với các hệ thống pháp lý xử lý các tội phạm liên quan đến tình dục và tương tác với các nạn nhân bị bạo lực tình dục.

Dựa trên những phát hiện này, nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị ưu tiên để cải thiện tình hình như: Việt Nam cần thiết lập dịch vụ tư pháp thiết yếu có chất lượng cho nạn nhân, ưu tiên việc bảo vệ, hỗ trợ họ; thúc đẩy hoạt động ứng phó tích hợp, có điều phối giữa ngành tư pháp hình sự, chính phủ và các tổ chức xã hội…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo