xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sai phạm tại Vinalines: Bắt thêm 6 người

Nguyễn Quyết

Dù biết tình trạng ụ nổi No 83M đã cũ nát nhưng nhiều người đã nhắm mắt làm ngơ, bắt tay nhau đưa khối sắt vụn khổng lồ này về Việt Nam, gây thiệt hại nhiều tỉ đồng cho Nhà nước

img
Chiều 25-7, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Bích Loan, nguyên trưởng Ban Tài chính Kế toán Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), do có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng với bà Loan còn có 5 đối tượng khác cũng bị khởi tố vì liên quan đến sai phạm trong vụ đầu tư mua sắm ụ nổi No 83M.

Nhắm mắt làm liều

Trước khi mua ụ nổi No 83M, Vinalines đã thành lập đoàn giám sát gồm các ông: Trần Hữu Chiều, phó tổng giám đốc Vinalines kiêm trưởng ban dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam; ông Trần Hải Sơn, nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines; ông Mai Văn Khang, phó ban đóng mới tàu biển Vinalines và ông Trịnh Lương Quang, cán bộ Công ty CP Phát triển Hàng hải. Theo đúng thủ tục, sau khi Vinalines có văn bản đề nghị, Cục Đăng kiểm đã cử ông Lê Văn Dương, đăng kiểm viên, cùng đoàn giám sát sang Nga giám định tình trạng kỹ thuật và hồ sơ pháp lý của ụ nổi No 83M.

Khi đến Nga, các thành viên trong đoàn đều biết ụ nổi đã cũ nát, không sử dụng được và chủ sở hữu là Công ty Nakhodka (Nga) chứ không phải Công ty AP như thông tin ban đầu (Công ty AP chỉ là nhà môi giới). Tại đây, Công ty Nakhodka ra giá bán ụ nổi 5 triệu USD.

Sau khi về nước, Chiều cùng Sơn và Khang đã có báo cáo với Dương Chí Dũng, chủ tịch HĐQT và Mai Văn Phúc, tổng giám đốc Vinalines, đúng như những điều “mắt thấy tai nghe” về ụ nổi No 83M. Tuy nhiên, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc lại chỉ đạo phải lập báo cáo kết quả khảo sát sao cho đủ điều kiện để mua được ụ nổi No 83M. Theo đó, Chiều, Sơn và Khang lập báo cáo không đúng với kết quả khảo sát thực tế để trình lên lãnh đạo Vinalines. Bên cạnh đó, theo yêu cầu của Sơn, đăng kiểm viên Dương cũng có báo cáo giám định ụ nổi không đúng với thực tế khảo sát.

Ngày 6-6-2008, ụ nổi No 83M được đưa về Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu qua Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Chi cục Hải quan này đã giao cho ông Nguyễn Văn Thọ tiếp nhận hồ sơ, ông Lê Ngọc Triện kiểm tra hồ sơ, ông Lê Văn Lừng (cán bộ kiểm hóa) chịu trách nhiệm kiểm tra và làm thủ tục nhập khẩu ụ nổi No 83M để trình ông Huỳnh Hữu Đức, chi cục phó Chi cục Hải quan Vân Phong, phê duyệt.

Trong quá trình kiểm tra, ông Lê Ngọc Triện biết hồ sơ không đầy đủ, ụ nổi đã hư hỏng nhiều, không đủ điều kiện nhập khẩu nhưng vẫn đề nghị ông Huỳnh Hữu Đức cho thông quan. Sau đó, ông Huỳnh Hữu Đức biết rõ ụ nổi không đủ điều kiện nhập khẩu nhưng vẫn cho làm thủ tục nhập khẩu.

Sau khi đã đưa trót lọt ụ nổi về nước, đến thủ tục thanh toán hợp đồng, với tư cách là kế toán trưởng của Vinalines, bà Loan lại làm ngơ cho sai phạm này.

13 người bị khởi tố

Trên cơ sở kết quả điều tra trên, Cục CSĐT Tội phạm về tham nhũng (C48), Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm - Bộ Công an xác định: Trong quá trình đầu tư dự án sửa chữa tàu biển phía Nam nói chung và đầu tư mua ụ nổi No 83M nói riêng, Vinalines đã có những sai phạm, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Liên quan đến sai phạm trên, ngoài bà Loan, Cơ quan CSĐT đã khởi tố 5 đối tượng khác, gồm: Lê Văn Dương, Mai Văn Khang, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng và Huỳnh Hữu Đức. Ngoài Mai Văn Khang được tại ngoại, 5 bị can còn lại đã bị bắt giam. Ngoài ra, bị can Trần Hải Sơn cũng bị khởi tố bổ sung tội danh cố ý làm trái. Bị can Sơn đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội danh tham ô tài sản vào đầu tháng 2-2012.

Trước đó, tháng 6-2007, Vinalines phê duyệt chủ trương xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trong đó có hạng mục mua và lắp đặt ụ nổi No 83M có sức nâng 25.000 tấn từ nước ngoài. Ban đầu, tổng mức đầu tư dự kiến cho ụ nổi này là hơn 13 triệu USD nhưng sau khi đưa về Việt Nam đã phải sửa chữa tiêu tốn thêm hàng trăm tỉ đồng, nâng tổng số tiền “ném” vào ụ nổi này lên đến hơn 26 triệu USD.

Trong vụ sai phạm ở Vinalines, hiện cơ quan điều tra đã khởi tố 13 bị can, trong đó Trần Hải Sơn bị khởi tố về 2 tội danh cố ý làm trái và tham ô tài sản.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo