xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sát thủ nhí

TỐ TRÂM

Những thông tin về sát thủ nhí không còn hiếm hoi. Tuổi nhỏ nhưng hành vi giết người tàn ác, lạnh lùng, vô cảm. Phải chăng đã đến lúc luật cần thay đổi cho phù hợp để hạn chế thực trạng này?

Khoảng 16 giờ 45 phút ngày 21-2, N.Q.H (sinh ngày 10-8-1998, ngụ quận Gò Vấp- TPHCM) tới tiệm internet chơi game. Không lâu sau đó, H. đã dùng dao tước đoạt sinh mạng của một thiếu niên khác, chỉ vì bị… cốc đầu.

Lạnh lùng, nhẫn tâm

Theo lời khai của H., trong lúc ngồi chơi gần máy vi tính của H.T.Đ (SN 1996), H. chọc ghẹo em của Đ. khiến cháu bé khóc. Bực mình vì đang chơi mà bị quấy rầy, Đ. dùng tay cốc vào đầu của H. một cái. Chỉ có thế nhưng H. nổi giận lao vào đánh nhau với Đ. Được can ngăn, H. về nhà lấy con dao Thái Lan rủ thêm 2 người bạn  quay lại, xông vào tiệm internet tìm Đ. Lại bị can ngăn, cả nhóm của H. ra trước tiệm internet ngồi đợi.
Khi Đ. vừa bước ra, cả nhóm lao vào đánh, H. rút con dao giấu trong người ra để đâm Đ. Đứng cạnh bên nhìn thấy sự việc, N.Q.T (SN 1996) lao vào can đã bị H. đâm trúng tim và tử vong. H. bị bắt sau đó nhưng do H. mới 13 tuổi 6 tháng nên Công an quận Gò Vấp lập hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng theo luật định.
img

Minh họa: NGUYỄN TÀI

Trước đó, ngày 7-2, sau khi tan học, em N.Đ.Đ (SN 2000, học sinh lớp 6, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) được D.P.T (SN 1998, học sinh lớp 8 cùng trường) nhờ chở đi chỉ chỗ mua chiếc xe đạp đẹp như của Đ. Khi đến chỗ vắng, T. bất ngờ lấy dao mang sẵn trong người chém liên tiếp cho đến khi Đ. gục ngã.
Gây án xong, T. lôi xác nạn nhân xuống ao, lấy chiếc xe đạp của Đ. mang về nhà cất giấu. Sau đó, T. vẫn sinh hoạt bình thường, làm ra vẻ không biết gì dù gia đình Đ. sốt ruột tìm kiếm Đ. khắp nơi. Thậm chí ngày hôm sau, T. vẫn đi học bình thường, đến khi bị CQĐT mời lên làm việc, T. mới khai nhận hành vi giết người, cướp tài sản. 

Luật cần sớm thay đổi

Trên đây là 2 vụ án xảy ra chỉ riêng trong tháng 2 và sát thủ đều sinh năm 1998. Mở đầu cuộc trao đổi với chúng tôi về hai vụ án tiêu biểu này, một kiểm sát viên của VKSND TPHCM đã phân tích bắt đầu từ vụ xét xử Lê Văn Luyện (Bắc Ninh). Theo đó, chính việc những người thân của Luyện cũng bị đưa ra xét xử về các tội không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm đã phần nào có tác dụng tốt trong việc răn đe và giáo dục đối với xã hội.
Thấy rõ nhất qua việc người nhà của Nguyễn Hữu Dưỡng - kẻ cướp tiệm vàng ở Hà Nội - đã tích cực đưa Dưỡng ra đầu thú sau khi biết Dưỡng gây án. Tuy nhiên, mức hình phạt 18 năm tù đối với Lê Văn Luyện lại gây lên một làn sóng bức xúc trong dư luận. Luyện gây án rùng rợn, tàn ác là vậy, từ già đến trẻ ai cũng biết nhưng cuối cùng Luyện thoát án tử chỉ vì luật đã quy định như vậy đối với người chưa thành niên. Việc này thực sự chưa có tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm.
Theo điều 12 BLHS: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc  tội phạm  đặc biệt nghiêm trọng”; khoản 1, điều 74 BLHS quy định: “Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù”. Những quy định này đến nay không còn phù hợp.
Bởi ngày nay, trẻ em có nhiều điều kiện để tiếp xúc với các phương tiện thông tin (thông qua báo chí, truyền hình, internet…), từ đó nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết; đời sống, kinh tế phát triển, cơ thể, tâm sinh lý của trẻ cũng phát triển hơn. Nên chăng, cần nghiên cứu và điều chỉnh hạ mức tuổi chịu trách nhiệm hình sự từ đủ 14 tuổi xuống còn đủ 12 tuổi, cũng như tăng mức hình phạt lên tử hình đối với người đủ 16 tuổi thay vì đủ 18 tuổi đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hại cho xã hội. Điều  này hoàn toàn hợp  lý và rất cần thiết để ngăn ngừa tình trạng trẻ hóa tội phạm.

Cùng chung ý kiến, luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi, Đoàn Luật sư TPHCM, nói tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội liều lĩnh, manh động một phần là do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, nhiều kẽ hở, chưa sát với thực tế. Điều này gây khó khăn cho việc thực thi pháp luật, dẫn đến hiệu quả, hiệu lực chưa cao, chưa đủ sức răn đe với các loại tội phạm.

Ngoài ra, theo luật sư Quỳnh Thi, việc chỉ từ một mâu thuẫn rất nhỏ nhưng cũng có thể khiến trẻ chưa thành niên gây án có phần trách nhiệm không nhỏ của gia đình và nhà trường. Không thể chỉ trông chờ vào lực lượng cơ quan bảo vệ pháp luật để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng này, bởi đằng sau mỗi bản án là những số phận rất nghiệt ngã mà trẻ vừa là thủ phạm nhưng đồng thời cũng là nạn nhân.
Phòng ngừa hành vi phạm tội của trẻ chưa thành niên chính là cái gốc để hạn chế những vụ án đau lòng. Tiếc là lâu nay chúng ta nghiêng về mặt chống, trừng trị hơn là phát huy việc phòng ngừa từ gia đình, nhà trường và xã hội.

THẠC SĨ ĐẶNG KIM THANH, NGUYÊN GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN:

Gia đình là nền tảng

Dù có vẻ lý thuyết, nhưng theo tôi, thực sự rất cần sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ. Đặc biệt nền tảng gia đình là liều thuốc ngừa tốt nhất để hạn chế tình trạng phạm pháp ở lứa tuổi vị thành niên. Tâm lý tuổi mới lớn có nhiều biến động, ranh giới tốt - xấu rất mong manh, chỉ cần người lớn sơ sẩy, thiếu quan tâm một chút cũng đã có thể xảy ra chuyện.

Hai vụ án trên là ví dụ điển hình về sự buông lỏng quản lý của các bậc cha mẹ. Ngoài giờ học, H., Đ. và những người bạn khác thoải mái đi chơi, tụ tập, ăn mặc không phù hợp với lứa tuổi; ngay như việc H. bực tức về nhà lấy dao để trả thù, gia đình em cũng không biết. Hay như T., ở trường được cho là học sinh cá biệt nhiều năm liền nhưng bố mẹ vẫn cho rằng con ngoan.
Như vậy, mối dây liên hệ giữa gia đình và nhà trường thực sự chưa tốt và vì thế đã không điều chỉnh kịp thời nhân cách, hành vi của T. Cũng từ đó có thể thấy lâu nay, ngành giáo dục luôn đề cao việc giáo dục toàn diện cho học sinh, thực tế cũng đã quan tâm hơn đến giáo dục nhân cách, thị hiếu thẩm mỹ...
Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận dường như việc giáo dục học sinh về kỹ năng sống, cách ứng xử với các tình huống bất khả kháng chưa thực sự được cập nhật với hiệu quả cao; việc giáo dục lối sống cho các em thông qua hoạt động nhân đạo, cộng đồng còn mang tính phong trào, chưa trở thành hoạt động thường xuyên.

Một vấn đề tôi cũng rất băn khoăn đó là thời gian gần đây, một số phương tiện truyền thông đưa thông tin miêu tả có phần rùng rợn những vụ trọng án một cách không cần thiết và thiếu tính giáo dục. Thiết nghĩ, nếu phải đăng thông tin tiêu cực, cũng cần cung cấp cho người đọc hướng xử lý, giải quyết một cách tích cực đối với các hành vi vi phạm pháp luật để định hướng cho người đọc, nhất là giới trẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo