Bằng thủ đoạn thu gom nhiều sổ bảo hiểm xã hội của người lao động chưa làm thủ tục nhận tiền, hai bị cáo Bùi Quốc Vinh và Nguyễn Anh Tuấn đã làm giả, sửa chữa giấy tờ xác nhận thủ tục nhận bảo hiểm xã hội.
Sau khi có sổ bảo hiểm và các thủ tục xin nhận bảo hiểm do Vinh và Tuấn tạo ra, bị cáo Hoa với vai trò là phó giám đốc đã dàn xếp, chỉ đạo Phương Anh và một số thuộc cấp nâng khống thời gian đóng bảo hiểm. Đồng thời, các bị cáo thực hiện tiếp các thủ tục khác để chiếm đoạt tiền quỹ bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Nhà Bè-TPHCM.
Ngoài ra, trong khi làm thủ tục giải quyết chế độ BHXH cho người lao động, Vinh, Hoa và Phương Anh còn nâng khống thời gian, mức đóng bảo hiểm để chiếm đoạt tiền của nhà nước.
Bằng thủ đoạn này, Vinh, Hoa và Phương Anh đã chiếm đoạt tổng cộng 5,95 tỉ đồng. Các bị cáo khai sau khi rút ruột tiền nhà nước đã chia theo kiểu “ăn đồng chia đủ”, mỗi bị cáo hưởng 1,9 tỉ đồng. Còn lại số lẻ, các bị cáo chia lại cho “dàn lính” nhỏ hơn.
Trong vụ án này, Trần Thạch Hồng với vai trò là giám đốc nhưng vô trách nhiệm, không quan tâm kiểm soát, tạo nhiều sơ hở để thuộc cấp lộng hành trong một thời gian dài. Bị cáo Hồng có một số tình tiết giảm nhẹ như có quá trình công tác lâu dài, được nhiều bằng khen của UBND TPHCM, có cha mẹ là Đảng viên, …
Điều đặc biệt của vụ án là trong quá trình xét hỏi phiên tòa đã có một số chi tiết được các bị cáo khai nhận khiến nhiều người ngạc nhiên về sự hối lỗi quá mức. Cụ thể, bị cáo Nguyễn Hoàng Anh Tuấn (kế toán trưởng, bị 5 năm tù) chỉ tham ô có 7 triệu đồng nhưng lại khắc phục hậu quả 108 triệu đồng; bị cáo Hoàng Đức Thuật (nhân viên BHXH, 2 năm tù án treo) tham ô 18 triệu đồng nhưng nộp cho công an tới 71 triệu đồng.
Chủ tọa phiên tòa đã chất vấn: “Phải chăng các bị cáo tham ô nhiều quá, không biết mình hưởng bao nhiêu nên nộp đại đúng không? Có phải có tật nên giật mình, nên tham ô số tiền quá nhỏ nhưng nộp lại số tiền lớn hơn nhiều lần?”
Bình luận (0)