xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Triệt phá nhiều vụ làm giả sổ hồng, sổ đỏ

T.Nguyễn - P.Ưng

Do việc làm giấy chủ quyền nhà, đất trên địa bàn TP gặp nhiều khó khăn bởi sự thay đổi liên tục về chính sách quản lý đất đai, cho nên việc mua nhà, đất đã có giấy chủ quyền là ưu tiên hàng đầu của nhiều người dân.

Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng đã làm giả giấy chủ quyền nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để kiếm lợi và thủ đoạn của chúng đã bị phát hiện.

Dùng sổ đỏ giả để bán đất “ảo”

Ngày 16-11- 2005, từ tố cáo của anh Trương Công D. (SN 1965, ngụ Q.6 - TPHCM) công an đã bắt giữ Nguyễn Hoàng Nam do hành vi dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau khi bị bắt, Nam thừa nhận hành vi đã đặt người khác làm sổ đỏ giả để lừa bán cho anh D. một mảnh đất “ảo” trị giá 50 triệu đồng nằm trên địa bàn huyện Bình Chánh- TPHCM.

Các đối tượng làm giả sổ đỏ còn giả mạo cả chữ ký của ông Vũ Hùng Việt (nguyên phó chủ tịch UBND TPHCM) và con dấu của Tổng cục Địa chính để lừa đảo người dân

Trước đó, Công an quận 4- TPHCM, cũng đã khởi tố điều tra và bắt giữ các đối tượng trong đường dây dùng sổ đỏ giả để lừa đảo, trong đó đối tượng cầm đầu là Đoàn Thị Bích Đào (SN 1967). Khám xét nơi ở của Đào tại xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn-TPHCM, thu được 29 bộ hồ sơ nhà đất cất giấu trong nhà kho, 4 sổ đỏ giả và một số giấy tờ khác. Ngoài việc bắt giữ Đào, cơ quan công an đã mật phục và bắt quả tang một vụ lừa đảo tại quán cà phê Sân Vườn (Bến Vân Đồn, P.2, Q.4). Ba đối tượng Nguyễn Văn Hoàng (SN 1976, ngụ ở P. Tân Chánh Hiệp, Q.12), Dương Thanh Nga (SN 1963, ngụ P.1, Q.8) và Cam Thị Loan (SN 1966, ngụ P.4, Q.6) đã dùng một sổ đỏ giả mạo thế chấp cho bà Dương Ngọc Mai ngụ ở P.5, Q.10 để lấy 70 triệu đồng. Lời khai của hơn 14 người bị hại đã báo cho cơ quan điều tra thì Đào không chỉ làm giả hồ sơ nhà đất và sổ đỏ để cho đồng bọn mang đi lừa đảo bằng thủ đoạn thế chấp, Đào còn lợi dụng lòng tin của nhiều người hứa giúp vay tiền ngân hàng, sau khi nhận sổ đỏ của những người này mang đi cầm nơi khác với số tiền cao hơn nhiều lần để chiếm đoạt số dư chênh lệch. Trong một số trường hợp khi bị hại đến chuộc lại sổ đỏ thì Đào làm giả giao cho họ.

Đến nay, tính qua những nạn nhân ban đầu, số tiền họ đã bị lừa gần 500 triệu đồng, còn số bị hại thực sự chưa thể xác định được. Riêng trong tháng 11-2004 đã có 7 đơn khiếu nại Đoàn Thị Bích Đào về hành vi lừa đảo. Ngoài ra, Đào còn tự in danh thiếp với chức danh là trưởng phòng kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Thái Dương (đường Nguyễn Kiệm, P.9, Q. Phú Nhuận-TPHCM) để lừa nhiều người...!

Vào cả công sở, giả mạo chữ ký để lừa đảo

Một trong những đơn vị phát hiện giấy tờ nhà, đất giả được đưa đi chứng thực để mua bán hoặc thế chấp ngân hàng là Phòng Công chứng số 5 (Q.Gò Vấp). Phòng đã chuyển sang cơ quan Công an quận Gò Vấp một số trường hợp để tiến hành điều tra làm rõ. Đơn cử, chiều 8-8, trong khi tiếp nhận 2 bộ hồ sơ giấy tờ nhà đất của bà Dương Hoàng O. (ngụ Quốc lộ 1A, P. Thạnh Xuân, Q.12) xin làm thủ tục để thế chấp ngân hàng vay 1,5 tỉ đồng, công chứng viên Đỗ Thiện Căn đã phát hiện dấu hiệu bất thường từ sổ hồng nên đã báo cho công an đến lập biên bản, tạm giữ 2 sổ hồng trên để xác minh.

Tại Công an P.1, Q. Gò Vấp, bà O. khai nhận là chủ sở hữu của 2 mảnh đất trên và 2 sổ hồng trên đã được làm lại vì bộ sổ hồng gốc đã bị mất. Khi bà đến làm thủ tục xin cấp lại sổ hồng tại UBND quận 12, thì bà gặp 2 người lạ đứng trước cửa cơ quan trên và hứa sẽ lo trọn gói với số tiền là 15 triệu đồng. Khoảng 3 tuần sau, khi đưa hết tiền bà O. được nhận sổ hồng và chỉ đến khi đi công chứng mới phát hiện là đồ giả.

Trước đó, cũng tại Phòng Công chứng số 5 đã phát hiện một trường hợp khác nghi ngờ làm giả sổ đỏ. Theo đó, sau khi nhận được yêu cầu công chứng của bà Bùi Thị Ngọc V. Về việc công chứng bản sao sổ đỏ được UBND TPHCM (cấp ngày 13-9-2001). Nhưng qua kiểm tra hồ sơ, công chứng viên phát hiện dấu nổi trên trang lưu của sổ đỏ ghi là “Tổng cục Quản lý nhà đất” thay vì phải là dấu của Tổng cục Địa chính; chữ ký của Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hùng Việt (lúc đó) không giống với mẫu đã đăng ký... Sau khi nhận được báo cáo vụ việc trên, UBND TPHCM đã chỉ đạo Sở Tài nguyên – Môi trường phối hợp với Phòng Công chứng số 5 kiểm tra hồ sơ lưu trữ và việc giải quyết cấp chứng nhận quyền sử dụng đất để làm rõ. Trường hợp này hồ sơ giả mạo chữ ký của đại diện UBND TPHCM, Sở Tài nguyên - Môi trường phải lập thủ tục chuyển cơ quan cảnh sát điều tra để làm rõ vụ việc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo