xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trộm, tiêu thụ chó trộm: Phải xử mạnh tay!

Luật sư NGÔ ĐÌNH HOÀNG

Nạn trộm chó đang rộ lên khắp cả nước với tính chất ngày càng táo tợn. Hành lang pháp lý để xử kẻ trộm, người tiêu thụ tài sản trộm đã được luật pháp quy định rõ, chỉ còn trông chờ sự ra tay quyết liệt của cơ quan tố tụng

Điều 138 Bộ Luật Hình sự (BLHS) về tội “Trộm cắp tài sản” ở khoản 1 (khoản cơ bản) quy định: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.

Có thể xử lý hình sự

Với quy định trên, để nghiêm trị các đối tượng trộm chó thì bất cứ vụ trộm nào phát hiện đều cần được điều tra, xác minh và xử lý triệt để. Trong đó, cần làm đến nơi đến chốn việc định giá tài sản trộm cắp để làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự. Những trường hợp sau khi định giá mà trị giá tài sản trộm dưới 2 triệu đồng thì cơ quan tố tụng cần mạnh dạn áp dụng quy định “dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng” để xử lý hình sự.
 
Mạnh dạn xác định việc trộm chó gây hoang mang cho nhân dân trong một vùng, một địa bàn nhất định, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an ở địa phương là gây hậu quả nghiêm trọng để truy tố kẻ trộm cho dù tài sản trộm trị giá chưa đến 2 triệu đồng.
img
Một “cẩu tặc” bị các “hiệp sĩ” Bình Dương bắt khi đang hành nghề vào cuối năm 2011. Ảnh: TRÚC LY

Hành lang pháp lý cho việc định giá tài sản trộm căn cứ Nghị định 26/2005/NĐ-CP của Chính phủ: Giá phổ biến trên thị trường tại thời điểm và nơi tài sản bị xâm phạm; giá do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; giá trên tài liệu, hồ sơ kèm theo tài sản cần định giá, nếu có; giá trị thực tế của tài sản cần định giá; các căn cứ khác về giá trị của tài sản cần định giá.

Như vậy, đã có hành lang pháp lý cho việc định giá tài sản bị trộm không phải đổ đồng giá mua bán theo kiểu cân ký “chó hơi” vài chục ngàn đồng một ký (để rồi bắt được kẻ trộm và tang vật rồi thấy con chó vài ký, xác định trị giá chưa tới 2 triệu đồng nên thả ra không xử lý hình sự) mà cần thẩm định giá trên cơ sở giá thị trường dựa vào chủng loại, trọng lượng. Khi đó, giá trị một con chó không phải chỉ vài trăm ngàn đồng mà lên đến nhiều triệu, thậm chí vài chục triệu đồng một con và việc xử lý hình sự, nghiêm trị kẻ trộm chó rất dễ dàng.

Người tiêu thụ cũng có tội

Với hành lang pháp lý như hiện nay, phải nói rằng rất khó xử lý người tiêu thụ chó có nguồn gốc do trộm bán. Bởi lẽ để xử lý thì phải bắt được kẻ trộm chó, phải xác định được kẻ trộm đã bán cho người mua, người mua biết được rằng chó đó là do trộm mà có nhưng vẫn đồng ý mua. Tuy nhiên, để chứng minh được điều này là không dễ.
 
Vì vậy cơ quan chức năng khi tiến hành điều tra xử lý một vụ trộm chó cần quyết liệt điều tra mối liên hệ giữa kẻ trộm và người tiêu thụ, bằng biện pháp nghiệp vụ để tìm chứng cứ truy cứu trách nhiệm người tiêu thụ chó trộm theo tội danh “chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” quy định ở điều 250 BLHS.

Đối với những hộ, cơ sở giết mổ cũng như mua bán chó, các cơ quan chức năng cần liên tục kiểm tra giấy đăng ký kinh doanh, kiểm tra về phòng dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đưa hoạt động của các cơ sở này vào đúng khuôn khổ kinh doanh theo đúng pháp luật. Nếu vi phạm thì nghiêm phạt và tái phạm thì rút giấy phép. Nếu cơ quan chức năng làm nghiêm thì chắc chắn sẽ xử lý được tình trạng mua bán và giết mổ chó bát nháo, tự phát và vô tổ chức như hiện nay.

Mạnh dạn chuyển tội danh

Một khi vấn đề trộm chó đã gây bức xúc cho người dân, gây rối trật tự trị an, kẻ trộm ngày càng liều lĩnh, manh động thì cơ quan công an cần lập chuyên án, cử các trinh sát giỏi, các cán bộ điều tra giàu kinh nghiệm, bám sát các địa bàn thường xảy ra trộm, mật phục tại các tụ điểm mua bán, giết mổ, để phá án.

Mạnh dạn chuyển đổi tội danh của kẻ trộm chó từ “tội trộm cắp tài sản” (điều 138 BLHS) sang “tội cướp giật tài sản” theo điều 136 BLHS đối với những vụ bắt chó từ trên tay người chủ hoặc người chủ đang chở, dẫn đi ngoài đường, trước nha... Khi truy tố “tội cướp giật tài sản” thì không còn bị phụ thuộc vào giá trị tài sản bị cướp giật phải trên 2 triệu đồng và mức hình phạt cũng nặng hơn, tính chất nghiêm trị mạnh hơn như “tội trộm cắp tài sản”.

Ngồi tù vì... giết chó

Năm 2008, Trung Quốc đã rút thịt chó ra khỏi thực đơn của 112 nhà hàng phục vụ Olympic Bắc Kinh. Cuối tháng 1-2010, một dự luật cấm tiêu thụ thịt chó được đưa ra, trong đó quy định phạt tù tối đa 15 ngày những ai ăn thịt chó, tuy nhiên, đến nay dự luật này chưa được thông qua. Tại Hàn Quốc, thịt chó từng bị cấm bán ở Seoul sau khi quy định ngày 21-2-1984 xếp nó vào loại “thực phẩm phản cảm” nhưng quy định này không được tuân thủ nghiêm ngặt ngoại trừ thời gian diễn ra Olympic Seoul năm 1988. Đến năm 2001, Seoul ra thông báo nới lỏng lệnh cấm bán thịt chó trong World Cup 2002.

Tại thủ đô Manila của Philippines, giết và bán thịt chó bị cấm tuyệt đối theo Luật Bảo vệ động vật năm 1998. Tuy vậy, theo báo giới địa phương, ăn thịt chó không phải là chuyện hiếm ở đây.
 
Còn ở Thái Lan, đây là quốc gia không có truyền thống ăn thịt chó nhưng thời gian gần đây loài động vật này được tiêu thụ mạnh, chủ yếu là bán qua các nước láng giềng. Tình trạng trộm chó cũng diễn ra ở đất nước này. Để chống lại, cư dân mạng Thái Lan đã hình thành nhiều nhóm giải cứu chó từ các xe tải cũng như kêu gọi chính phủ ban hành các điều luật bảo vệ thú vật hữu hiệu hơn.
 
Không như Trung Quốc đại lục, từ năm 1950, đặc khu Hồng Kông ra sắc lệnh cấm giết chó và mèo để làm thực phẩm. Có 4 người dân địa phương đã bị phạt tù 30 ngày vì tội giết 2 con chó hồi tháng 12-2006. Trước đó, vào tháng 2-1998, một người phải ngồi tù 1 tháng và nộp phạt 2.000 đô la Hồng Kông vì săn bắt chó trên đường phố. Trễ hơn Hồng Kông nhưng Đài Loan cũng cấm bán thịt chó vào năm 2001. Đến năm 2007, một luật khác được thông qua, tăng đáng kể tiền phạt đối với những người bán thịt chó. Tuy vậy, các tổ chức bảo vệ động vật đòi chính quyền phải truy tố những ai tiếp tục giết và bán thịt chó trong nhà hàng.
Mỹ Nhung
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo