Chiếc điện thoại di động vừa nằm gọn trong tay cô gái, BS Hơn phát hiện và kịp thời giữ hai cô nàng giả hỏi đường để móc túi”, ông Nguyễn Viết Hải, trưởng phòng Tổ chức cán bộ Viện mắt T.Ư kể lại sự cố sếp của mình cũng bị bọn trộm “hỏi thăm”.
Trộm “sành điệu” với comple, cặp số
Tình trạng trộm cắp tại nhiều bệnh viện, nhất là các bệnh viện lớn như Viện Mắt T.Ư, Việt Đức, Nhi T.Ư diễn ra rất phổ biến. Dù bệnh viện nào cũng có loa phát thanh, biển cảnh báo người dân đi khám bệnh cẩn thận bị móc túi, trộm cắp, nhưng rất nhiều người, chỉ sơ hở có một giây cũng bị bọn chôm chỉa móc túi, lấy sạch tiền bạc, giấy tờ.
Đáng nói, hiện nay, bọn trộm cắp ngày càng tinh vi. Theo ông Nguyễn Viêt Hải, ngày nay, không còn nhiều bọn trộm ăn mặc suyềnh soàng, mắt trước mắt sau, lén lút đi theo người bệnh, lẻn vào phòng người bệnh… rất dễ bị phát hiện. Thực tế tại Viện Mắt T.Ư cho thấy, nhiều người đeo kính trắng, mặc comple, cặp số… lại chính là bọn trộm cắp giả danh để dễ bề hoạt động.
Câu chuyện của vị Giám đốc BV này là một ví dụ. Khi đưa hai “ả” này xuống phòng Tổng hợp để xử lý, ông cũng bày tỏ không ngờ nhìn hai cô gái lịch sự, trí thức như vậy lại là hai kẻ móc túi.
Hay có lần cũng tại BV này đã bắt được một người đàn ông tầm khoảng gần 70 tuổi, mắt đeo kính lão, mặc comple nhìn rất lịch sự đang “hành sự” móc túi trong thang máy. Mặt vị này rất thản nhiên như không, trong khi đó tay lại đang khéo léo móc ví túi quần sau của một người đàn ông. May một người bị rơi mũ cầm trên tay, cúi xuống nhặt lên mới phát hiện hành vi xấu của “ông lão lịch sự”!
Cẩn thận nơi thang máy, nơi đăng kí khám bệnh
“Bọn trộm giờ rất tinh vi, đóng giả mình là người rất trí thức, như đang đi khám bệnh, thăm người nhà để trà trộn vào đám đông bệnh nhân để trộm cắp. Nhìn người lịch sự vậy, nhiều bệnh nhân không nghĩ họ là kẻ cắp nên rất chủ quan, vì thế, nạn trộm cắp xảy ra rất nhiều”, ông Hải bày tỏ.
Nhất là tại BV Mắt T.Ư, do đặc thù khu khám bệnh lẫn với khu nằm điều trị, vì thế, bọn trộm cắp càng có điều kiện thuận lợi giả làm người nhà bệnh nhân, nhân thời cơ rạch túi ăn cắp.
Số vụ bị mất cắp tại Viện này rất nhiều nhưng không phải ai cũng khai báo. Mà số bắt được cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay, khoảng 7 - 8 vụ trong năm 2007.
BS Hải kể: "Mới đây, có chị tuổi trung niên nước mắt ngắn nước mắt dài được bảo vệ bệnh viện đưa đến báo về việc mất cắp. Hai mẹ con chị ở Thanh Hoá, chân ướt chân ráo lên viện Mắt chữa bệnh cho con. Chưa kịp đăng ký khám bệnh, hai mẹ con ngồi nghỉ tạm nơi ghế đá trong viện thì có một anh tầm tuổi chị cũng tiến lại ngồi. Hỏi han nhau, anh này kể cũng có con đang nằm viện mổ chấn thương mắt, chăm con mệt mỏi nên tranh thủ ra ngoài thư giãn.
Mừng như bắt được vàng, nghĩ anh có kinh nghiệm, chị hỏi anh thủ tục khám chữa như thế nào cho nhanh gọn, vì mẹ con chị muốn khám xong sớm để về ngay trong ngày. Người bạn mới nhiệt tình dẫn hai mẹ con đi mua phiếu khám, dẫn hết lên tầng lại xuống tầng. Đến khi đợi bác sĩ khám bệnh, chị không để ý người đàn ông tốt bụng này đã lặng lẽ bỏ đi từ lúc nào. Đến khi kiểm tra ví, số tiền 3 triệu đồng bó gọn trong túi đồ đã không cánh mà bay.
Tại nhiều bệnh viện khác, tình trạng bị trộm cắp cũng rất phổ biến. Dù lực lượng bảo vệ ở các viện làm việc 24/24 vẫn khó kiểm soát do lượng người ra vào viện mỗi ngày quá đông.
Tại Viện Mắt, không chỉ có lực lượng bảo vệ mà còn có loa đài, biển cảnh báo nhắc nhở tại các hành lang, đồng thời phối hợp với công an phường Nguyễn Du để giảm nạn trộm cắp. Công an vào viện, mặc thường phục theo dõi nhưng số vụ bắt được cũng rất hạn chế.
“Vì thế, người bệnh cần hết sức cảnh giác, nhất ở nơi đông người như nơi đăng kí khám bệnh, trả viện phí, thang máy…Nên để tiền cho vào túi kín, để đằng trước, không đếm, giở ví nơi đông người… Vì một phút bất cẩn, cả gia tài của người bệnh có thể mất bay”, ông Hải nói.
Bình luận (0)