xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Truy nhận cha cho con

KHA MIÊN

Không có hôn thú, giấy khai sinh của con để trống tên cha. Chồng mất, người mẹ trẻ phải đối mặt với đơn kiện đòi di sản thừa kế của gia đình nhà chồng

Năm 2003, chị 22 tuổi, từ Tây Ninh lên TPHCM phụ giúp bán quán cơm cho người dì ở phố Tây. Tại đây, chị tình cờ quen biết một Việt kiều Mỹ hồi hương lớn hơn chị nhiều tuổi, cũng là khách quen của quán.
img
Minh họa: NGUYỄN TÀI

Cuộc chiến với nhà chồng

Hai tháng gặp gỡ, bỏ qua mọi lời dị nghị vì chênh lệch tuổi tác, chị đồng ý về chung sống cùng ông. Một năm sau, họ đón bé trai đầu lòng. Nhưng không lâu sau đó, khi con chưa đầy 10 tháng tuổi, ông đột ngột ra đi sau một cơn bạo bệnh.

Nửa năm sau ngày ông mất, những người anh em trai của ông khởi kiện, yêu cầu chị giao trả di sản bao gồm căn nhà và các sổ tiết kiệm trị giá hơn 6,6 tỉ đồng. Lý do được phía nguyên đơn đưa ra là chị không đăng ký kết hôn với ông, giấy khai sinh của cháu bé cũng không có tên cha, không thể thừa nhận cháu bé là con của ông. Vì vậy, tài sản của ông phải được chia cho hàng thừa kế thứ hai là anh, chị, em ruột.

Vụ kiện kéo dài 7 năm. Mới đây, TAND TPHCM xử sơ thẩm đã tuyên 3 người anh em trai của ông được hưởng phần di sản bởi chị không thể chứng minh cháu bé có mối quan hệ huyết thống với ông. Chị kháng cáo toàn bộ bản án với mong muốn con được nhận cha, có nguồn có cội.

Nguyên đơn không chịu hợp tác

Tại phiên tòa phúc thẩm, chị trình bày: “Từ năm 2003, tôi chung sống với chồng tôi, cả khu phố đều biết. Tại phiên tòa sơ thẩm, tôi cũng đã trình giấy xác nhận của địa phương, nơi tôi và chồng tôi cư ngụ, để chứng minh. Chỉ vì trục trặc trong giấy tờ nên vợ chồng tôi chưa kịp đăng ký kết hôn và làm giấy khai sinh cho con”.

Dằn cơn xúc động, chị nghẹn ngào trình bày tiếp: “Bảy năm qua, tôi ròng rã tìm đủ mọi cách để xác minh ADN của chồng và con nhưng không được. Chồng tôi mất rồi, chỉ có 2 cách có thể xác định mối quan hệ huyết thống nhanh nhất. Đó là lấy mẫu xương của chồng tôi hoặc lấy mẫu máu của những người anh em trai của chồng tôi. Quật mộ chồng thì tôi không thể. Nhiều lần tôi nhờ sự hợp tác từ phía nguyên đơn nhưng vô ích, mặc dù tôi chấp nhận chịu toàn bộ chi phí xét nghiệm”.

Vị chủ tọa quay sang phía nguyên đơn thuyết phục họ phải có nghĩa vụ hợp tác, cùng chứng minh mối quan hệ huyết thống giữa vị này và cháu bé. Thế nhưng, nguyên đơn vẫn khăng khăng: “Chúng tôi không hề biết cô ấy là ai. Giữa đám tang em chúng tôi, cổ khóc lóc này nọ, giữ hết giấy tờ. Vì không muốn làm ồn trong tang lễ, chúng tôi tạm thời để cô ấy giữ giấy tờ, với điều kiện sau tang lễ, cô ấy phải giao giấy đăng ký kết hôn cùng em chúng tôi. Cô ấy không có giấy hôn thú, làm sao chúng tôi tin được?”. Rồi nguyên đơn tiếp tục chứng minh: “Nếu em chúng tôi thật sự thương cô ấy thì đã làm giấy đăng ký kết hôn. Trong khi đó, tài sản cũng được em chúng tôi nhờ người bạn đứng tên giùm. Điều này cho thấy em chúng tôi không tin tưởng cô ấy. Hơn nữa, có một đứa con trai, đáng lẽ em tôi phải vui mừng mà đi đăng ký khai sinh ngay cho con. Đằng này, cháu bé gần 9 tháng vẫn chưa được cha thừa nhận, vậy có phải em tôi đã nghi ngờ điều gì không? Em tôi bị tật bẩm sinh, bán nam bán nữ, từ nhỏ đến lớn sống một mình, làm sao có thể có con…?”.

Vị chủ tọa nhẹ nhàng giải thích dù chị không có giấy hôn thú, cháu bé không có giấy khai sinh nhưng nếu chứng minh cháu bé là con của ông thì vẫn được hưởng di sản thừa kế theo quy định của luật pháp. Nguyên đơn cương quyết: “Chúng tôi không có nghĩa vụ phải cùng bị đơn chứng minh quan hệ huyết thống. Bị đơn có muốn thì tự đi làm...”.

“Nói đến luật phải nghĩ đến tình, tôi chỉ mong con tôi được xét nghiệm ADN để biết bà con, huyết thống… Nếu cháu không phải là con của chồng tôi, tôi sẽ không đòi hỏi hay có ý kiến gì hết…” - chị bật khóc. 

Trong vụ tranh chấp khối tài sản không nhỏ này, mặc kệ người lớn thực sự tranh giành vì mục đích gì, cái cháu bé cần không phải là tài sản thừa kế mà chính là tìm được đích thực nguồn cội của mình, để khi trưởng thành không bị mặc cảm, day dứt bởi không rõ nguồn cội gia đình.

Hủy án sơ thẩm

Sau khi nghiên cứu hồ sơ, HĐXX cấp phúc thẩm nhận định việc xác minh mối quan hệ huyết thống giữa người chồng quá cố và cháu bé cần phải có kết luận một cách khoa học. Việc tòa sơ thẩm chưa xác định được mối quan hệ đó đã tuyên phần di sản của chồng được chia cho hàng thừa kế thứ hai là chưa có căn cứ.  Vì vậy, HĐXX tòa phúc thẩm hủy toàn bộ bản án, giao cấp sơ thẩm xét xử lại từ đầu theo quy định của pháp luật; đồng thời yêu cầu phía nguyên đơn có trách nhiệm và nghĩa vụ chứng minh cháu bé không phải con của người chồng như đơn khởi kiện.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo