Mới đây, Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt giữ Nguyễn Anh Tuấn (30 tuổi), Hà Xuân Tú (24 tuổi) và Hà Xuân Triều (19 tuổi, cùng ngụ thị xã Long Khánh - Đồng Nai) để làm rõ hành vi giết người.
Trước đó, chiều 16-2, trong khi đi chơi Tết, giữa anh N.T.Q (24 tuổi, ngụ thị xã Long Khánh) và anh em Tú, Triều xảy ra va quệt xe máy nhẹ. Sau một lúc cãi nhau, Q. bỏ về; Tú, Triều bám theo rồi kêu thêm Tuấn và 2 người khác (chưa rõ lai lịch) dùng hung khí tấn công. Triều đâm Q. 2 nhát khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
Bực là đâm!
Thương lượng không được, đâm chết người
Cũng vì thương lượng không thành sau khi va quệt xe dẫn đến cự cãi và đánh nhau, Phan Thái Bình (19 tuổi) và Phạm Văn Vương (18 tuổi, cùng ngụ tỉnh Bình Thuận) đã đâm chết 1 người và làm bị thương nặng một người khác, phải lãnh mức án nặng khi tuổi đời vẫn còn rất trẻ.
Người vô can chết oan
Chiều 5-5-2012, Trần Chấn Phong (SN 1978, ngụ TP Nha Trang - Khánh Hòa) chạy xe vô tình đụng vào chị T.T.C. Thấy Phong bỏ đi, anh L.V.B (chồng chị C., SN 1976) chạy ra hỏi: “Sao tông người ta không đỡ dậy mà bỏ đi, không nói xin lỗi gì?”. Phong cãi lại dẫn đến xô xát. Phong dùng tuýp sắt và dao tấn công khiến anh B. tử vong. TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt Phong 20 năm tù về tội giết người.
LUẬT SƯ LÊ NGUYỄN QUỲNH THI: Phần nhiều do giáo dục Bất kỳ ai cũng có thể nhận thấy các phương tiện tham gia giao thông trên đường mạnh ai nấy đi, tình trạng uống rượu bia khi tham gia giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu, bóp còi inh ỏi diễn ra ở mọi nơi và bất cứ lúc nào... Ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân rất kém và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến những vụ án “lãng xẹt” từ va quệt xe trên đường. Theo tôi, để thay đổi hành vi, con người phải thay đổi cách nghĩ, cách làm và cách ứng xử. Muốn vậy, cần đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, vận động trong cộng đồng; đặc biệt, chú trọng việc giáo dục về pháp luật, kỹ năng sống, cách ứng xử trước mọi tình huống, trách nhiệm công dân đối với xã hội... cho học sinh, sinh viên.
Suy cho cùng, cái gốc của tất cả các vấn đề đều xuất phát từ giáo dục. Ngoài ra, luật pháp cũng cần phải được các cơ quan chức năng thực thi nghiêm túc, quyết liệt, không nương tay với các hành vi vi phạm pháp luật mới bảo đảm tính giáo dục, răn đe, từ đó ngăn ngừa được vấn nạn này.
LUẬT SƯ NGÔ ĐÌNH HOÀNG: Một sự nhịn, chín sự lành Trọng án từ va quệt xe là vấn đề đáng báo động về văn hóa ứng xử, về việc coi thường pháp luật, coi nhẹ sức khỏe, tính mạng của người khác và của chính bản thân. Ông bà xưa thường nói: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Biết nhường nhịn đúng lúc sẽ không xảy ra hậu quả khôn lường. Khi xảy ra va quệt xe, những người liên quan cần bình tĩnh, ứng xử mềm mỏng, nhẹ nhàng, thay vì tranh cãi thì nên xin lỗi, hỏi thăm, giúp đỡ lẫn nhau hoặc xin sự giúp đỡ của CSGT... Phải nhận thức được rằng không thể dùng bạo lực để giải quyết vì đó là hành vi vi phạm pháp luật, nhẹ thì bị xử lý hành chính, nặng thì bị truy tố, xét xử và đi tù. Hậu quả của việc đánh nhau là tất cả đều bị tổn thương, mất mát khi một bên bị trọng thương hoặc bỏ mạng, bên kia vào tù, gây đau khổ cho gia đình. Ngoài ra, các cơ quan tố tụng cần mạnh tay hơn nữa trong việc truy tố và xét xử những hành vi đánh, chém, truy sát... liên quan đến va quệt khi lưu thông. Tăng cường xét xử lưu động và ra những bản án thật nghiêm khắc để tuyên truyền về ý thức chấp hành giao thông và chấp hành pháp luật, cũng là để răn đe những người có tư tưởng giải quyết va chạm bằng bạo lực. |
Bình luận (0)