Luật sư Võ Đan Mạch, Đoàn Luật sư TPHCM: Phải xử lý quyết liệt hơn Chế tài để xử lý các hành vi quay clip, ghi âm tung lên mạng hiện vẫn chưa rõ ràng, triệt để. Nạn nhân chỉ có thể khởi kiện dân sự với hành vi xâm phạm “quyền bí mật đời tư” theo điều 38 BLDS, nhưng để xác định được thế nào là “bí mật” vẫn còn nhiều tranh cãi. Về góc độ hình sự, hai điều luật có thể áp dụng là tội tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy và tội làm nhục người khác theo điều 253, điều 121 BLHS nhưng các clip hiện nay chỉ dừng lại ở mức độ đánh đập, lột quần áo và công khai thông tin đời sống cá nhân nên rất khó xử lý hình sự. Cũng có trường hợp phát hiện, xử lý nhưng gia đình nạn nhân không yêu cầu xử lý, từ chối công khai rộng rãi cũng là một hạn chế và làm bùng phát các hành vi vi phạm này. Để cải thiện, cần có thêm những quy định mang tính xác thực, định lượng trong việc truy cứu trách nhiệm, cụ thể là việc thực thi quyết liệt, kịp thời của cơ quan chức năng để xử lý nghiêm khắc các đối tượng liên quan. Đ.Lăng ghi |
Ba nữ sinh dồn nạn nhân xuống cuối lớp, dùng lời lẽ đe dọa bắt nạn nhân phải cởi áo, rồi vừa chửi mắng thô tục vừa đánh, đá, mặc nạn nhân khóc lóc van xin. Đoạn clip này quay ngày 3-11 nhưng đến ngày 19-11, Ban Giám hiệu của trường mới biết do được phụ huynh cung cấp.
Theo lời khai ban đầu của các nữ sinh, chỉ vì “nhìn thấy ghét” nên đánh bạn cho bõ tức.
Trong clip là cảnh nạn nhân bị các cô gái ăn mặc sành điệu đánh đấm và dùng kéo cắt tóc, xé áo trong tiếng reo hò của một số nam sinh. Bức xúc, một người đi đường lên tiếng thì một thanh niên lạnh lùng nói: “Bác cứ kệ chúng nó”.
Bức xúc bởi thái độ thiếu tôn trọng, xúc phạm của học sinh, cô giáo đã có lời nói, thái độ ứng xử không phù hợp với môi trường sư phạm và tư thế của nhà giáo. Clip này đã gây những bàn cãi trái ngược nhau về cách hành xử của cô giáo lẫn học trò và cũng gây ra cú sốc tâm lý không nhỏ cho những người trong cuộc.
“Thủ phạm” sau đó đã thừa nhận do quá bức xúc về những lời lẽ không hay của thí sinh kia nên ghi âm lại để chia sẻ cùng những thí sinh khác. Và cũng vì “quá bức xúc”, “thủ phạm” đã chuyển đoạn ghi âm cho một blogger để rồi khi nhận thức được vấn đề đang diễn ra theo chiều hướng xấu, muốn gỡ đoạn ghi âm xuống cũng không còn kịp.
Thạc sĩ xã hội học Nguyễn Thanh Nga, Công ty Giáo dục Giá trị sống La Bàn Đỏ: Thiếu kỹ năng sống Việc quay phim, chụp hình người khác nhằm phát tán rộng rãi trên mạng đang là trào lưu đáng báo động trong giới trẻ. Đã là mốt thời thượng thì nội dung càng “độc” càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng và vì thế càng tạo điều kiện để thể hiện cái tôi. Trong khi đó, bạn trẻ thiếu quá nhiều kỹ năng sống căn bản để tự bảo vệ mình trước những trào lưu lệch chuẩn, để mặc cho các cảm xúc tiêu cực kiểm soát hành vi và thái độ của mình, khiến họ trở nên nhẫn tâm hơn nỗi đau của người khác. Đây không chỉ là lỗ hổng về giáo dục nhân cách mà còn là sự thiếu hụt kiến thức trên nhiều phương diện, đặc biệt là hiểu biết về pháp luật. Đối với người tung clip, hành động này thể hiện sự vị kỷ, hiếu thắng nhất thời, mục đích làm đối phương bị sụp đổ về mặt tinh thần nên chấp nhận cả cách ứng xử mang tính ác nghiệt, không màng suy xét đến hậu quả lâu dài. Đối với nạn nhân, họ phải chịu những cú sốc nặng nề, căng thẳng về mặt tâm lý vì không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến người thân của họ.Áp lực này có thể khiến họ trầm cảm, rối loạn tâm thần và cảm xúc dẫn đến nguy cơ tự tử khi vượt quá mức chịu đựng. Còn đối với các bạn trẻ xem clip, nếu thiếu kỹ năng “sàng lọc” trong quá trình tiếp nhận thông tin sẽ dần hình thành sự vô cảm. |
Bình luận (0)