xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Vẽ” dự án, đổ thừa hoàn cảnh

Nguyễn Quyết

Biện minh cho sai phạm của mình, các bị cáo không chỉ “vẽ” ra những dự án đầy triển vọng mà còn liên tục đổ thừa do hoàn cảnh khách quan

Ngày 27-3, TAND TP Hải Phòng đã khai mạc phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Vụ án này có 9 bị cáo gồm: Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin; Trần Quang Vũ, nguyên tổng giám đốc (TGĐ) Vinashin; Trần Văn Liêm, nguyên trưởng Ban Kiểm soát Vinashin; Nguyễn Tuấn Dương, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long; Tô Nghiêm, nguyên chủ tịch Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Cái Lân; Trịnh Thị Hậu, nguyên TGĐ Công ty Tài chính MTV Công nghiệp tàu thủy; Hoàng Gia Hiệp, nguyên phó TGĐ Công ty Tài chính MTV Công nghiệp tàu thủy; Nguyễn Văn Tuyên, nguyên TGĐ Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh và Đỗ Đình Côn, nguyên phó TGĐ Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh.

Mua tàu Hoa Sen để… thử nghiệm

Một trong những sai phạm lớn được mổ xẻ trong ngày xét xử đầu tiên là thương vụ mua tàu Hoa Sen trị giá hơn 1.300 tỉ đồng, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 469,5 tỉ đồng.

Bị cáo Phạm Thanh Bình khai vì Vinashin thực hiện kế hoạch hết sức lớn là tạo ra một đường cao tốc trên biển Bắc – Nam nên mua tàu Hoa Sen để thử nghiệm nhưng đang giữa chừng thì bị khủng hoảng. Con tàu này không có nhiều trên thế giới, không mua sẽ hết cơ hội nên Vinashin phải mua trước khi dự án được phê duyệt.
“Thiệt hại do vết nứt tiềm ẩn nằm ở đáy tàu gây ra là ngoài trách nhiệm của chúng tôi vì xảy ra trong quá trình khai thác chứ không phải trước khi mua” - bị cáo Bình phân trần.
img
Bị cáo Phạm Thanh Bình (thứ ba, từ trái sang) cùng các đồng phạm tại phiên tòa. Ảnh: TTXVN
Nói tiếp về dự án đường cao tốc Bắc - Nam trên biển, bị cáo Bình say sưa: “Làm đường cao tốc trên bộ phải mất vài chục tỉ USD nhưng trên biển chỉ tốn khoảng 2 tỉ USD. Ngoài ra, đường cao tốc trên biển không bị phụ thuộc vào thời tiết cũng như tai nạn giao thông và khoảng mười mấy năm là có lãi”.

Tuy nhiên, khi HĐXX hỏi việc xử lý những hậu quả của tàu Hoa Sen đã xong chưa, tình hình kinh doanh hiện nay thế nào thì bị cáo Bình lại ấp úng và trả lời né tránh.

Bán sắt vụn tàu Bạch Đằng Giang

HĐXX cũng đã xét hỏi việc “xẻ thịt” tàu Bạch Đằng Giang, gây thiệt hại hơn 27,3 tỉ đồng. Theo cáo trạng, năm 2001, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (thuộc Vinashin) mua tàu MV Rayna của Campuchia với giá 1,22 triệu USD để tháo dỡ bán sắt vụn. Tuy nhiên, do thấy chất lượng con tàu còn tốt, doanh nghiệp này đã đề nghị và được Chính phủ cho phép nâng cấp thành tàu siêu trường - siêu trọng để kinh doanh vận tải, sau đó đổi tên thành Bạch Đằng Giang.

Ngày 7-3-2006, Trần Quang Vũ, lúc đó là TGĐ Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, đã xin Vinashin cho phép hoán cải tàu Bạch Đằng Giang thành khách sạn nổi 4 sao. Dự án này được phê duyệt với tổng giá trị quyết toán là 144,7 tỉ đồng.
Tuy nhiên, do dự án khách sạn nổi 4 sao chi phí quá cao nên Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu không thực hiện nữa mà quyết định… bán con tàu này với giá khởi điểm là 149 tỉ đồng nhưng không được vì giá trả cao nhất chỉ 75 tỉ đồng. Sau đó, Trần Quang Vũ đã chỉ đạo phá dỡ tàu Bạch Đằng Giang và bán thanh lý vỏ tàu cho Công ty Hoàng Thành với giá là 66,1 tỉ đồng.

Việc làm trên của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu là không đúng thẩm quyền vì tàu Bạch Đằng Giang vẫn thuộc quyền sở hữu của Vinashin. Mặt khác, khi bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu không thực hiện bán công khai theo đúng trình tự của pháp luật về đấu giá tài sản và khi có tiền lại không trả nợ mà đưa vào sử dụng không đúng mục đích.

Hôm nay (28-3), phiên tòa tiếp tục làm việc.

Rước “phế liệu” về làm nhà máy nhiệt điện

Trong ngày đầu tiên của phiên tòa, HĐXX cũng đã xem xét sai phạm trong dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện diesel Cái Lân (Quảng Ninh), gây thiệt hại hơn 66,5 tỉ đồng.

Trong dự án này, Phạm Thanh Bình đã cho cấp dưới mua và tháo dỡ thiết bị từ một nhà máy nhiệt điện cũ ở Trung Quốc trị giá gần 600 tỉ đồng về lắp đặt tại Cái Lân. Tuy nhiên, khi đưa nhà máy vào vận hành, do mức tiêu hao nhiên liệu quá lớn nên bị lỗ và phải ngừng hoạt động.

Lý giải việc mua nhà máy cũ, bị cáo Bình nói: “Chúng tôi đi vay tiền nên phải chọn giải pháp rẻ nhất là mua những thiết bị từ một nhà máy nhiệt điện cũ ở Trung Quốc về lắp đặt. Tuy nhiên, do mức tiêu hao cao hơn dự định nên cần phải điều chỉnh”.

Khi HĐXX hỏi nhận thức về sai phạm tại dự án này, bị cáo Tô Nghiêm thừa nhận: “Trách nhiệm của tôi rất lớn vì đã cố gắng vận hành nhà máy khi chưa đủ điều kiện nên bị lỗ”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo