xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Viện trưởng VKSND bị công an bắt quyết đòi danh dự!

NHƯ PHÚ

Trong khi Công an huyện Dầu Tiếng vẫn chưa công khai vụ việc, VKSND tỉnh Bình Dương chưa công bố cách giải quyết, viện trưởng VKSND huyện Dầu Tiếng tiếp tục làm văn bản gửi các cấp yêu cầu làm rõ việc công an huyện bắt giữ mình

Ông Phan Châu Tuấn, Viện trưởng VKSND huyện Dầu Tiếng, vừa gửi liên tiếp 2 tờ trình đến lãnh đạo Bộ Công an, VKSND Tối cao, lãnh đạo Đảng, chính quyền tỉnh Bình Dương. Nội dung phản ánh sự rạn nứt trong quan hệ công việc giữa ông và thượng tá Nguyễn Thanh Phương, Trưởng Công an huyện Dầu Tiếng.

Nhờ người dân lên tiếng

Sự việc được dư luận đặc biệt chú ý khi ông Tuấn tố cáo ông Phương đã bắt giữ mình trái pháp luật vào ngày 7-2. Đến nay, Công an huyện Dầu Tiếng vẫn chưa công khai lý do chặn xe, đưa ông Tuấn về trụ sở công an, sau đó lại để ông ra về. Còn VKSND tỉnh Bình Dương cũng chưa công bố cách giải quyết vụ việc.

img
Ông Phan Châu Tuấn và chiếc xe bị khám xét vì nghi có chứa đồ... gian
Quyết đòi lại danh dự, mới đây, ông Tuấn đã làm một tờ đơn xin những người dân chứng kiến vụ công an bắt mình xác nhận lại sự việc  để ông gửi đến các cấp lãnh đạo. Trong tờ đơn này, một người đề  tên Đào Anh Tuấn xác nhận: “Chiều 7-2-2012, chú Tuấn Viện trưởng VKSND huyện Dầu Tiếng bị 2 anh CSGT dùng ba tong chặn xe, ép sát vào lề. Một anh rút chìa khóa, một anh nói: “Theo ý kiến chỉ huy Phương, xe Năm (xe ông Tuấn – PV) có chứa đồ gian.
Mời Năm về trụ sở làm việc”. Tôi thấy chú Tuấn có đội mũ bảo hiểm, không có mùi rượu bia. Người dân xung quanh rất nhiều”. Trong tờ đơn này, một số người khác cũng xác nhận tương tự. Theo ông Tuấn, sau khi chặn xe ông, một CSGT đã chụp tay lái và áp giải ông về trụ sở công an. Viên cảnh sát còn lại chạy xe CSGT theo sau hú còi inh ỏi, gây náo động khiến người dân bên đường nhốn nháo, bàn tán.

Trong tờ trình gửi các cấp lãnh đạo, ông Tuấn viết: “Tôi kính đề nghị các đồng chí lãnh đạo các cơ quan chức năng các cấp làm rõ việc thượng tá Nguyễn Thanh Phương tổ chức bắt giữ và dẫn giải viện trưởng VKSND Dầu Tiếng (là tôi) một cách vô cớ và trái pháp luật, đồng thời tiến hành khám xét xe công (biển số xanh) khi chưa có lệnh khám xét là vì lợi ích chung hay do động cơ nào khác?”.

Quan hệ rạn nứt từ lâu

Trong tờ trình gửi các cấp, ông Tuấn thừa nhận quan hệ giữa viện trưởng VKSND huyện và thượng tá Phương “đã rạn nứt từ lâu”. Từ năm 2009 trở đi, ở nhiều vụ án, giữa công an và VKSND huyện không cùng quan điểm trong việc khởi tố, giam giữ bị can…

Điển hình là 2 vụ án “tổ chức đánh bạc” liên quan đến Nguyễn Văn Hữu và Lê Văn Trò xảy ra vào năm 2010. Trong quá trình điều tra 2 vụ này, Hữu và Trò đều bị tạm giam. Sau khi công an huyện hoàn tất điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND huyện Dầu Tiếng đề nghị truy tố thì gia đình Hữu, Trò có đơn bảo lãnh. Cho rằng 2 bị can khai báo thành khẩn, nơi cư trú rõ ràng, việc cho bảo lãnh không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, ngày 1-9-2010, VKSND huyện Dầu Tiếng ra quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn, hủy bỏ biện pháp tạm giam, cho gia đình bảo lãnh 2 bị can.
img
Báo cáo của ông Tuấn về việc bắt người trái pháp luật
Theo ông Tuấn, ngay trong ngày 1-9-2010, quyết định trên đã được gửi đến nhà tạm giữ để thi hành. Tuy nhiên, đến ngày 6-9-2010, VKSND bất ngờ phát hiện Trò và Hữu vẫn bị tạm giam nên đã lập biên bản ghi nhận sự việc, sau đó Trò và Hữu mới được thả. Ngày 7-9-2010, lãnh đạo VKSND huyện Dầu Tiếng gửi báo cáo kiến nghị thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương xem xét, giải quyết “trường hợp giam giữ người trái luật” đối với bị can Trò và Hữu.

Ngày 11-9-2010, trong báo cáo gửi các cấp, thượng tá Nguyễn Thanh Phương cho rằng 18 giờ ngày 1-9-2010, nhà tạm giữ mới nhận được quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn của VKSND huyện. Đây là thời điểm đã hết giờ xuất phạm, còn khoảng thời gian từ ngày 2 đến 5-9-2010 là những ngày nghỉ lễ, phải đến ngày 6-9 (thứ hai) mới thả được Trò và Hữu.

Để giải quyết mâu thuẫn trên, đích thân thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo Công an huyện Dầu Tiếng và yêu cầu cơ quan này phải “tăng cường mối quan hệ phối hợp” với VKSND huyện Dầu Tiếng. Tuy nhiên, giữa ông Tuấn và ông Phương vẫn “cơm không lành canh không ngọt”.

Thay đổi nhân sự để khỏi... “cự nhau”

Ngày 28-3, một nguồn tin xác nhận Huyện ủy Dầu Tiếng đã đề nghị Tỉnh ủy Bình Dương chỉ đạo kiện toàn, thay đổi nhân sự của VKSND và Công an huyện Dầu Tiếng để 2 cơ quan này có tiếng nói chung trong hoạt động tố tụng.

Trước đó, Tỉnh ủy Bình Dương đã yêu cầu ông Tuấn và ông Phương kiểm điểm; đồng thời giao ông Nguyễn Thanh Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy (phụ trách Đảng bộ huyện Dầu Tiếng), làm việc với Thường trực cấp ủy, qua đó, có phương án kiện toàn nhân sự đối với Công an và VKSND huyện Dầu Tiếng.

Trong ngày 28-3, chúng tôi đã liên hệ với ông Liêm để biết quyết định cuối cùng về vấn đề thay đổi nhân sự này, tuy nhiên, ông Liêm từ chối trao đổi vì bận họp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo