xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Viếng Bà Chúa Xứ Hết bị lừa đến bị. .. “dụ”!

Bài - ảnh: Thanh Nhân

Ngoài xem bói, cúng giải hạn, quanh việc cúng tế ở chùa Bà còn có đủ thứ dịch vụ quái gở: Lấy heo quay của người đặt mua cho người khác thuê cúng trước, đốt nhang thuê, mặc áo Bà thuê, đội mâm đồ cúng thuê...

Lễ hội Bà Chúa Xứ (Châu Đốc – An Giang) chính thức diễn ra từ ngày 23 – 25- 4 âm lịch. Nhưng mới đây, khi chúng tôi đến đã thấy khách hành hương rất đông. Chúng tôi thuê một căn phòng chật chội, ẩm thấp, cửa cài tạm bợ trong khu vực nhà trọ dưới chân núi Sam với giá 100.000 đồng/ đêm. Bà chủ nhà trọ “dọa” khách: “Tháng sau vô mùa là không có giá này đâu nghe!”.

Heo quay cho thuê... cúng đi cúng lại!

Anh Cảnh, bảo vệ khu vực chánh điện chùa Bà 17 năm nay, bảo: “Ngày cao điểm có khi khách cúng cả ngàn con heo quay. Người, đồ cúng chen kín. Nhiều đối tượng xấu lợi dụng lúc đông người trà trộn vào “chôm” lễ vật mang ra ngoài bán lại”. Tại thị xã Châu Đốc, nhất là quanh chùa Bà, bất kỳ nhà trọ, khách sạn, quán ăn nào cũng có thể “dắt mối” heo quay để khách mua hoặc thuê cúng Bà. Tôi hỏi thuê “xác” heo quay để cúng, chủ lò heo quay D.L dè dặt: “Khuya nay em cúng thì chị tính 100.000 đồng, còn lúc khác thì phải coi tình hình và giá heo thế nào”. Anh Tài, thợ chụp hình ở chùa Bà, cho biết: “Năm rồi, giá cho thuê heo quay khoảng 60.000 đồng - 80.000 đồng/con/lần, năm nay giá cao hơn nhiều do heo lên giá”. Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, người thuê heo cúng Bà chỉ được mượn “xác” heo chứ không được cắm dao lên lưng heo (một nghi thức cúng tế), không được “biếu” cho nhà chùa hay “thỉnh” lộc mang về.

Theo lời anh Tài, chủ lò ít ai cho thuê, làm vậy thất đức mang tội chết, mà chủ yếu “cò” chùa Bà kiếm cách “làm ăn”. Ví như khi có khách đặt mua heo quay (300.000 đồng- 500.000 đồng/con) để cúng vào lúc 6 giờ sáng, “Cò” thỏa thuận với người thuê heo, bố trí cho người thuê cúng trước vào lúc 4 giờ, nhưng không được để lại dấu vết gì trên mình con heo đã cúng. Sau đó lại mang con heo quay này cho người mua cúng Bà tiếp!

Ngoài dịch vụ cho thuê heo quay, quanh việc cúng tế ở chùa Bà còn có đủ thứ dịch vụ quái gở: Đốt nhang thuê, mặc áo Bà thuê, đội mâm đồ cúng thuê...

Nở rộ “dịch vụ” xem bói, cúng giải hạn

Mỗi lần đến núi Sam, chúng tôi lại thấy buồn hơn. Dọc đường lên đỉnh núi, am đường miếu mạo mọc lên như nấm. Nhà dân nào cũng có một bức tượng Phật, hai ba tran thờ, rồi mở “dịch vụ” coi bói, cúng giải hạn. Tôi có cảm tưởng nơi đây ai cũng “siêu phàm”, ai cũng có khả năng làm “thầy bà”. Đội ngũ “cò” xem bói cũng rất hùng hậu.

Tuyền, cô bé bán nhang kiêm dắt mối coi bói, dẫn tôi đến một cái am nhỏ dưới chân núi rồi “tiếp thị”: “Trong am này có một sư ông coi bói rất hay”. Đó là một căn nhà chia làm 2 ngăn, có 2 trang thờ lớn, mỗi ngăn kê 4- 5 cái bàn nhỏ. Các “sư thầy” ở đây mặc bộ đồng phục bà ba xanh, người nào cũng chải chuốt bóng loáng. Ở ngăn thờ chính, cả 4 bàn nhỏ đều có “sư thầy” và thân chủ ngồi xủ quẻ. Tôi được hướng dẫn vào ngăn kế bên, nơi đó có một vị “sư thầy” trạc 25, 26 tuổi ngồi đợi sẵn. Không cần hỏi tôi muốn xem gì, “sư thầy” bảo tôi xòe tay ra, rồi với giọng điệu “trả bài” ông ta phán “số” tôi. Đến phần bói bài, vừa lật con bài bổn mạng lên, “sư thầy” phán ngay: “Năm nay cô mang sao Thái Bạch, xấu lắm! Muốn được bình yên phải cúng giải hạn. Cô phải vô vùng Bảy Núi tìm ông thầy Minh Châu nhờ cúng cho. Nếu tìm không gặp thì quay về đây tui giúp”. Lật đến lá bài tình duyên, “sư thầy” cũng “tư vấn” tôi cúng giải hạn vì tôi rất cao số, tình duyên lận đận, muốn có người yêu phải chịu khó cúng giải, nếu không suốt đời... cô đơn. “Sư thầy” dặn tôi chuẩn bị lễ vật và phải đợi 12 giờ khuya theo ông ta lên đỉnh núi, cúng liên tục 9 đêm liền. Khi tôi cáo từ ra về, “sư thầy” dặn với theo: “Nhớ quay lại tôi giúp cho. Cô hay người thân trong gia đình muốn xin bùa yêu, bùa làm ăn, bùa đòi nợ..., tôi đều giúp được hết!”.

Theo lời bé Tuyền, cả 6 “sư thầy” trẻ trong am đều do sư cụ đem về nuôi từ nhỏ, “đào tạo” thay thế sư cụ. Bây giờ sư cụ lớn tuổi, không “hành nghề” nữa mà ở trong thu tiền. Tuyền còn cho biết thêm, bất kể dắt khách cho am, miếu nào, em đều được chia 2.000 đồng. Bước ra khỏi am, tôi chợt nghe tiếng cãi nhau giữa hai vợ chồng. Người chồng bực dọc: “Tui đã biểu đừng có vô mấy chỗ này, tự nhiên mất toi 600.000 đồng!”. Người vợ cằn nhằn: “Ông tiếc 600.000 đồng, vậy ông muốn để cho tui chết hay sao?”. Tiếng cãi vã xa dần, tôi chợt nhớ lời anh Cảnh căn dặn trước khi lên núi: “Đừng vô mấy chỗ coi bói, coi chừng bị dụ sạch túi”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo