xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ công an dùng nhục hình: Án tuyên, nhiều bức xúc

Bài và ảnh: Hồng Ánh

HĐXX phủ nhận các nghi vấn về việc làm sai lệch hồ sơ vụ án, trong khi cả gia đình bị hại lẫn bị cáo đều cho rằng bản án không đúng quy định pháp luật

Sau 6 ngày xét xử sơ thẩm lần 2, chiều 15-4, TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên án vụ công an dùng nhục hình dẫn đến chết người xảy ra tại Công an TP Tuy Hòa.

Ông Lê Đức Hoàn hưởng án treo

Theo bản án, ông Lê Đức Hoàn - nguyên Phó trưởng Công an TP Tuy Hòa, nguyên Trưởng Ban Chuyên án điều tra vụ trộm cắp mà Ngô Thanh Kiều là nghi can - bị tuyên phạt 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Năm bị cáo còn lại đều phạm tội “Dùng nhục hình”. Trong đó, Nguyễn Minh Quyền (nguyên Đội phó Đội Trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội - PC45, Công an tỉnh Phú Yên) lãnh 2 năm 6 tháng tù, Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá Công an TP Tuy Hòa) lãnh 2 năm tù, Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy Công an TP Tuy Hòa) lãnh 2 năm 3 tháng tù, Đỗ Như Huy (nguyên trung úy Công an TP Tuy Hòa) lãnh 1 năm tù cho hưởng án treo. Riêng Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy Công an TP Tuy Hòa) lãnh mức án cao nhất là 8 năm tù dù suốt quá trình tố tụng, bị cáo này một mực cho rằng mình không đánh Ngô Thanh Kiều. “Trong quá trình công tác, các bị cáo đã lập nhiều thành tích và được cấp trên đánh giá tốt. Mẫn, Quyền, Quang, Huy, Hoàn đều xuất thân trong gia đình có truyền thống cách mạng, cha mẹ - ông bà được tặng thưởng nhiều huân huy chương trong kháng chiến là các tình tiết giảm nhẹ” - bản án nêu. Về trách nhiệm dân sự, các bị cáo liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho gia đình bị hại 99 triệu đồng và cấp dưỡng nuôi 2 con của anh Ngô Thanh Kiều với mức 575.000 đồng/tháng/cháu cho đến 18 tuổi.

Khi nghe chủ tọa phiên tòa tuyên án, ông Ngô Văn Cộ (cha nạn nhân Ngô Thanh Kiều) gục đầu xuống ghế
Khi nghe chủ tọa phiên tòa tuyên án, ông Ngô Văn Cộ (cha nạn nhân Ngô Thanh Kiều) gục đầu xuống ghế

Khi tòa tuyên án, ông Ngô Văn Cộ (cha của Kiều) ôm đầu gục xuống ghế. Còn khi kết thúc phiên tòa, bà Ngô Thị Tuyết (chị của Kiều) gào khóc phản đối vì cho rằng mức án quá nhẹ. “Theo tôi, bản án này đã định sẵn hết rồi. Ví dụ, ông Lê Đức Hoàn có khung hình phạt thấp nhất là 3 năm mà chỉ tuyên án 9 tháng tù treo. Các bị cáo Quyền, Mẫn, Huy đều tuyên mức án rất thấp. Tôi sẽ kháng cáo đến cùng vì bản án còn bỏ lọt người, lọt tội” - bà Tuyết nói. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thân (cha bị cáo Thành) bức xúc: “Đấy là một bản án trái pháp luật và Thành sẽ kháng cáo. Riêng tôi sẽ viết đơn kêu oan lên chủ tịch nước và đơn tố cáo việc làm sai trái của HĐXX”.

Cần làm rõ nhiều vấn đề

Ngay sau phiên tòa, TAND tỉnh Phú Yên đã tổ chức họp báo về việc xét xử vụ án dùng nhục hình. Đề cập đến án treo được gia đình nạn nhân cho là nhẹ đối với ông Lê Đức Hoàn, Phó Chánh án TAND tỉnh Phú Yên Nguyễn Phi Đô, chủ tọa phiên tòa, nói: “Án treo không phải nhẹ nặng. Xét về nhân thân tốt, không gây nguy hiểm cho xã hội, không phải cách ly khỏi xã hội nên cho hưởng án treo”. Đề cập ý kiến của các luật sư (LS) tại phiên tòa cho rằng có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, cần truy cứu các tội “Bắt giữ người trái pháp luật”, “Giết người”, “Cố ý gây thương tích”, “Làm sai lệch hồ sơ vụ án”, “Khai báo gian dối”, “Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội”, ông Đô nói bản án đã đề cập rồi, tức xét thấy có dấu hiệu của tội “Bắt giữ người trái pháp luật”. Tuy nhiên, việc bắt giữ Kiều là có căn cứ và cần thiết, chỉ vi phạm về hình thức, thủ tục, còn đối với các tội danh khác, tòa nhận định không có căn cứ nên không xét. Đề cập khả năng “án bỏ túi” như gia đình nạn nhân nhìn nhận, ông Đô khẳng định: “HĐXX độc lập, không ai chỉ đạo”.

Vấn đề được báo chí quan tâm nhất là những nghi vấn làm sai lệch hồ sơ vụ án được thể hiện trong lời khai nhân chứng, bị cáo và ý kiến của các LS. LS Nguyễn Văn Thắng (bào chữa cho bị cáo Thành) cho biết mình đã đề nghị không biết bao lần về việc giám định lại vết tụ máu ở bán cầu đại não phải của nạn nhân Ngô Thanh Kiều nhưng không được chấp thuận. “Nhân chứng Hà Văn Đại (cán bộ Công an tỉnh Phú Yên - PV) khai thực nghiệm điều tra 2 lần nhưng kết quả thực nghiệm điều tra lần 1 bị hủy. Khi lấy mẫu thì để hoại tử ở những mẫu quan trọng, vậy mà vẫn có kết quả giám định. Còn bút lục thì lung tung. Cùng một tài liệu mà đến 3-4 bút lục, không thấy có bản gốc. Tất cả những sai sót đó đủ cơ sở để cấu thành tội cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án” - LS Thắng nói.

Kiểm sát viên Phạm Duy Tân, người giữ quyền công tố tại tòa, cho rằng không có căn cứ để nói làm sai lệch hồ sơ vụ án. Khi phóng viên trích dẫn lại lời LS Thắng đề cập đến bút lục số 275 về cuộc họp giữa lãnh đạo Công an tỉnh Phú Yên, VKSND tỉnh Phú Yên, một số phòng, ban Công an tỉnh Phú Yên và Công an TP Tuy Hòa ngay sau khi nạn nhân Ngô Thanh Kiều chết vào tối 13-5-2012; trong đó có đoạn: “Thống nhất Công an TP Tuy Hòa còn thiếu thủ tục gì thì hoàn tất cho đủ. Sau đó, đồng chí Lê Đức Hoàn chỉ đạo cho đồng chí Nguyễn Tấn Quang, đồng chí Nguyễn Hồ Chu Toàn (cán bộ Công an TP Tuy Hòa - PV) đến Công an xã Hòa Đồng lập biên bản xác minh Kiều vắng mặt tại địa phương, gửi giấy triệu tập Kiều ghi ngày 12-5-2012 để hợp thức hóa về mặt thủ tục” thì ông Tân cho rằng đấy chỉ là ý kiến của LS. “Hoàn toàn không có chỉ đạo này. Tôi dự cuộc họp hôm đó. Chỉ thông báo Kiều tử vong, bàn cách nào báo gia đình bị hại, bàn việc khám nghiệm tử thi. Không có việc chỉ đạo gì hết. Không có cơ sở để nói rằng hợp thức hóa hồ sơ” - ông Tân quả quyết. Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi lại bút lục 275 mà LS Thắng viện dẫn có trong hồ sơ vụ án không và vì sao VKSND không đối đáp lại vấn đề này trong phiên tòa thì ông Tân thừa nhận: “Đã là bút lục thì có trong hồ sơ vụ án. Có thể tôi trả lời rồi nhưng cũng có thể trong đối đáp nhiều vấn đề quá nên quên”.

Thiệt hại lớn nhất là niềm tin của người dân

LS Nguyễn Khả Thành (Phó Chủ nhiệm Đoàn LS tỉnh Phú Yên) cho rằng cần xem lại tội dùng nhục hình trong vụ án này. “Theo nghị quyết của hội đồng thẩm phán, nếu dùng nhục hình mà dẫn đến chết người thì phải xử tội giết người” - LS Thành nói.

Theo LS Nguyễn Hồng Hà (Phó Chủ nhiệm Đoàn LS tỉnh Khánh Hòa), vai trò của kiểm sát viên trong phiên tòa này đã bị khống chế bởi chế định ủy quyền. “Việc ủy quyền công tố đã hạn chế kết quả tranh tụng. Bởi việc khởi tố ai, không khởi tố các đối tượng có dấu hiệu phạm tội trong vụ án là thẩm quyền quyết định của VKSND Tối cao, không thuộc thẩm quyền của VKSND tỉnh Phú Yên. Vì lẽ đó, kiểm sát viên thực hiện theo chỉ đạo ủy quyền của cấp trên khó có thể có đề nghị khác hơn nội dung đã được ủy quyền” - LS Hà nhận định.

LS Phạm Công Út (Đoàn LS TP HCM) cho rằng đúng ra HĐXX phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án. “Ở đây, HĐXX không làm vậy mà vẫn tuyên án theo mức tương tự đề nghị của VKSND thì tôi cho rằng có sự phối hợp giữa các cơ quan tố tụng tại địa phương. Nó giống như án bỏ túi vậy. Điều đó là hoàn toàn đi ngược lại cải cách tư pháp và thiệt hại lớn nhất trong vụ án này là về niềm tin của người dân” - LS Út nói.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo