xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ hàng loạt quan huyện làm trái: Kháng nghị tăng án rồi lại rút

Hồng Ánh

(NLĐO) - VKSND cấp cao tại Đà Nẵng kháng nghị tăng hình phạt đối với các bị cáo, nhưng sau đó lại ra quyết định rút kháng nghị vì cho rằng các bị cáo đã khắc phục phần lớn hậu quả xảy ra.

Sáng 28-12, TAND cấp cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa phúc thẩm vụ án “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Hòa Tâm (xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên).

Phiên tòa được mở do có kháng cáo kêu oan của ba bị cáo là Nguyễn Tài (nguyên chủ tịch UBND huyện Đông Hòa), Nguyễn Kích (nguyên giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đông Hòa) và Nguyễn Hữu Phí (56 tuổi, ở P.7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên).


3 bị cáo có kháng cáo bản án sơ thẩm có mặt tại phiên tòa phúc thẩm

3 bị cáo có kháng cáo bản án sơ thẩm có mặt tại phiên tòa phúc thẩm

Tuy nhiên, HĐXX đã tuyên hoãn phiên tòa vì trong số 81 người có quyền và trách nhiệm liên quan đến vụ án, hầu hết đều vắng mặt tại tòa.

Tại tòa, chủ tọa phiên tòa phúc thẩm cũng cho biết sau khi TAND tỉnh Phú Yên xét xử sơ thẩm vụ án này hồi tháng 9-2016, Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng có kháng nghị một phần bản án sơ thẩm, đề nghị xử phúc thẩm theo hướng tăng hình phạt đối với 14/16 bị cáo của vụ án, trong số đó có 13 người được tòa sơ thẩm cho hưởng án treo. Tuy nhiên, sau đó Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng đã rút kháng nghị phúc thẩm.

Theo Quyết định rút kháng nghị phúc thẩm của Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng, lý do rút kháng nghị là sau khi gây án, các bị cáo đã khắc phục phần lớn hậu quả xảy ra (hơn 7,5 tỉ đồng trong số gần 9,3 tỉ đồng gây thiệt hại). Các đối tượng chịu trách nhiệm chính trong vụ án đã được xét xử nghiêm minh, tuyên phạt mức án nghiêm khắc, đúng quy định pháp luật. Các đồng phạm còn lại có vai trò, vị trí , tính chất, mức độ thực hiện hành vi phạm tội và nhân thân khác nhau… nên phân hóa người phạm tội, áp dụng mức hình phạt như án sơ thẩm là phù hợp.


Ông Nguyễn Tài, nguyên Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa (trái) tại phiên tòa phúc thẩm

Ông Nguyễn Tài, nguyên Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa (trái) tại phiên tòa phúc thẩm

Trong khi trước đó, cũng Viện này đã có kháng nghị tăng hình phạt đối với 14 bị cáo, không áp dụng khoản 2, điều 54 Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với 12 bị cáo và không áp dụng điều 60 Bộ luật Hình sự năm 1999 đối với 13 bị cáo.

Trước đó, như Báo Người Lao Động thông tin, chiều 14-9, TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên án sơ thẩm vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.

Theo đó, các bị cáo Nguyễn Tài, nguyên Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, bị tuyên phạt 12 năm tù; Nguyễn Kích, nguyên Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất (PTQĐ) huyện Đông Hòa, 10 năm tù; Huỳnh Ngọc Thắng, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm PTQĐ huyện Đông Hòa, 4 năm tù. 13 bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 1 năm đến 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.


Các bị cáo và bị án tại phiên òa phúc thẩm

Các bị cáo và bị án tại phiên òa phúc thẩm

Theo bản án sơ thẩm, từ tháng 7-2013 đến tháng 4-2014, tại dự án Lọc dầu Vũng Rô, ông Nguyễn Tài với tư cách là Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa được UBND tỉnh Phú Yên giao trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, lập, duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Qua cuộc họp ngày 30-9-2013, ông Tài biết rõ phương án bồi thường, hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng của dự án này chưa hoàn chỉnh, chưa được thẩm định, chưa niêm yết công khai, chưa lấy ý kiến người dân nhưng vẫn chỉ đạo ông Huỳnh Ngọc Thắng trình cho ông Huỳnh Ngọc Sương ký ban hành Quyết định 806 phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ trái pháp luật. Vì biết quyết định này trái pháp luật nên Trung tâm PTQĐ huyện Đông Hòa, Phòng Tài nguyên - Môi trường và UBND huyện đã tiến hành lập và ký Quyết định 945 phê duyệt phương án bồi thường từng đợt. Sau đó, khi đoàn công tác của tỉnh kiểm tra công tác bồi thường, hỗ trợ các đối tượng thuộc dự án Lọc dầu Vũng Rô phát hiện Quyết định 806 sai pháp luật nên đề nghị hủy. Thế nhưng, ông Nguyễn Tài không hủy Quyết định 806 mà lại chỉ đạo hủy Quyết định 945 rồi chỉ đạo lập bảng kê, chi trả tiền bồi thường theo Quyết định 806... Việc làm này dẫn đến bồi thường không đúng đối tượng, không đúng quy định, gây thiệt hại nhà nước gần 9,3 tỉ đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo