xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ "logo xe vua": Vì sao không xử lý cán bộ nhận hối lộ?

Phạm Dũng

(NLĐO) – Dư luận cho rằng việc có người đưa hối lộ, có người làm môi giới hối lộ nhưng không có cán bộ nhận hối lộ là không thỏa đáng.

Sáng 14-8, TAND TP HCM đưa vụ án "Làm môi giới hối lộ" và "Đưa hối lộ" xét xử đối với Nguyễn Cảnh Chân (cán bộ Đội 1 Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai), Nguyễn Văn Thới (SN 1976, chủ doanh nghiệp), Lê Thị Cẩm Vân (chủ doanh nghiệp) và các đồng phạm.

Tuy nhiên, do luật sư của 7 bị cáo vắng mặt nên HĐXX quyết định hoãn phiên tòa, thời gian mở phiên tòa sẽ được thông báo sau.

Vụ logo xe vua: Vì sao không xử lý cán bộ nhận hối lộ? - Ảnh 1.

Bị cáo Nguyễn Văn Thới

Từ tháng 1-2014 đến tháng 8-2015, Thới, Vân và các đồng phạm đã cấu kết với các lái xe, chủ xe thường lưu thông trên các tuyến đường thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM góp tiền đưa hối lộ CSGT, thanh tra giao thông (TTGT) để không phạt xe quá tải. Thới và Vân đã bán logo cho các lái xe, chủ xe dán trên đầu xe làm ký hiệu để những người nhận hối lộ nhận biết, không xử phạt.

Tổng cộng, Thới thu được 22,78 tỉ đồng để đưa hối lộ 79 lần cho cán bộ, từ 9 triệu đồng đến 150 triệu đồng. Thới dùng 17,8 tỉ đồng nộp phạt cho các xe có dán logo nhưng vẫn bị xử phạt, trả tiền thuê người đứng canh cảnh giới; còn lại hưởng lợi 1,3 tỉ đồng.

Tương tự, bị cáo Lê Thị Cẩm Vân cũng đã bán logo cho các chủ xe, thu tổng cộng 7,9 tỉ đồng. Vân chi cho cán bộ Đội 7, Đội 8 TTGT TP HCM 300.000 đồng/xe/tháng.

Có tất cả 80 cán bộ được lấy lời khai nhưng những người này không thừa nhận có hành vi nhận hối lộ. Các bị can có nhận diện được một số người, tuy nhiên, những cán bộ này quyết không thừa nhận.

Trong số 10 bị can bị truy tố, có 9 người bị truy tố về tội "Đưa hối lộ", chỉ duy nhất cựu CSGT Nguyễn Cảnh Chân bị truy tố về tội "Làm môi giới hối lộ". Về số người mà các bị can khai có hành vi nhận hối lộ không bị xử lý hình sự, theo cơ quan điều tra Bộ Công an và VKSND Tối cao thì không có chứng cứ vững chắc nên không thể truy tố tội "Nhận hối lộ" theo điều 354 BLHS. Mặc dù quá trình điều tra bổ sung theo yêu cầu của TAND TP HCM, các bị can được nhận dạng, đối chất tiếp tục xác định có đưa hối lộ cho một số cán bộ CSGT, TTGT.

Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Văn Đức (Công ty Luật Kinh Luân) phân tích: "Điều mà dư luận hết sức quan tâm trong vụ án này là những người nhận hối lộ đã không bị điều tra, xử lý dù những người đưa và làm môi giới hối lộ tiếp tục xác định các đối tượng nhận hối lộ rõ ràng, có địa chỉ cụ thể. Vì thế, vụ án này vẫn chỉ mới xử lý được một nửa, tức dừng lại ở việc điều tra, truy tố những người đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ; còn người nhận hối lộ vẫn ngoài vòng pháp luật"

Theo luật sư Nguyễn Văn Đức, từ trước đến nay, các vụ án đưa hối lộ, thường thì kẻ trung gian làm môi giới hối lộ bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" bởi người nhận không thừa nhận đã nhận tiền từ người đưa hoặc trung gian.

Trong vụ án này, người trung gian bị truy tố tội danh "Làm môi giới hối lộ", tức là có nhận tiền của người đưa hối lộ và có đưa tiền cho người nhận hối lộ. Tuy nhiên, người nhận hối lộ vẫn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Nhận hối lộ" vì không đủ cơ sở vững chắc, làm dư luận rất băn khoăn, do việc giải quyết vụ án chưa triệt để.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo