xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ “nhà sư” mất 2,5 tỉ USD: Bộ mặt thật bị phơi bày

Mạnh Tuấn

Đúng như thông tin Báo Người Lao Động đã đưa, không có gì chứng minh ông Lê Quốc Hồ mất 2,5 tỉ USD

Sau khi tung tin mất 2,5 tỉ USD gây bán tín bán nghi trong công luận, ông Lê Quốc Hồ đã chứng minh với báo chí bằng cách trưng ra 400.000 USD và khoe rằng đó chỉ là con số quá nhỏ. Tuy nhiên, theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, phần lớn số tiền trên là tiền giả nên ông Hồ mới thậm thụt đưa ra đưa vào. Cơ quan Điều tra Công an quận Long Biên - TP Hà Nội cũng cho rằng, đối với những kẻ lừa đảo thì chuyện sở hữu một số lượng tiền giả lớn như vậy thì không phải là khó. Để xác định thông tin này, ngày 19-10, chúng tôi đã tìm ông Hồ từ sáng đến tối nhưng chỉ nắm được thông tin ông đã cùng một đội vệ sĩ đi đâu đó không thấy về.

Giả mất tiền để trốn nợ?

Tuy nhiên, cũng có nguồn tin khác cho rằng số tiền 400.000 USD mà Lê Quốc Hồ có là do chữa bệnh bịp bợm nhưng thu tiền giá cắt cổ. Theo đơn tố cáo của các bệnh nhân đã từng được ông Hồ chữa bệnh, ông này thường chỉ thích nhận đô la Mỹ. Như bệnh nhân Lê Huy Hoàng ở Hải Phòng, ngoài 512 triệu đồng, anh Hoàng còn mất 22.900 USD để thầy chữa bệnh liệt. Nhưng không chữa tại “chùa”, ông Hồ đã đem bệnh nhân này đến Tập đoàn Y dược Bảo Long để hành nghề. Điều quái dị là việc chữa bệnh cho Hoàng đều diễn ra vào khoảng từ 12 giờ đêm cho đến 3 giờ sáng. Sau khi chấm dứt việc chữa bệnh cho Hoàng vì không có dấu hiệu khỏi, ông Hồ đã chuyển hẳn đến ở tại Tập đoàn Bảo Long dưới hình thức thuê nhà với giá 30 triệu đồng/tháng. Ông Hồ đã chuyển đến đây khoảng 10 két bạc, thi thoảng mở ra đem khoe mọi người những cọc tiềân đô la Mỹ, vàng bạc...

Trong văn bản gửi Công an quận Long Biên, ông Nguyễn Hữu Khai, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long, cùng gia đình anh Hoàng đã yêu cầu Lê Quốc Hồ trả lại hơn 800 triệu đồng vì ông Hồ đã không chữa được bệnh như thỏa thuận. Hai bên mâu thuẫn trong vấn đề này dẫn đến cãi vã. Tuy nhiên, do đuối lý, ông Hồ chấp nhận sẽ trả lại số tiền trên nhưng... trả sau. Tiền chưa thấy đâu thì sáng 12-10, ông Hồ mượn xe của Tập đoàn Bảo Long để chuyển toàn bộ đồ đạc của mình về nhà và không quay lại nữa. Trong khi phía Bảo Long và gia đình anh Hoàng chưa kịp có ý kiến gì thêm thì nghe tin ông Hồ mất của. Ông Khai cũng khẳng định với cơ quan điều tra, mình chính là một trong những nạn nhân của ông Lê Quốc Hồ. Với số tiền 12.500 USD nhận được, ông Hồ khẳng định sẽ chữa khỏi bệnh gút cho ông Khai.

Chữa bệnh “quái chiêu”

Hành vi chữa bệnh trái phép của Lê Quốc Hồ kéo dài nhiều năm và thực sự gây bức xúc nhất vào khoảng đầu năm 2000. Cách chữa bệnh quái gỡ bằng giấy vệ sinh, kim tiêm đâm vào đầu, đau chỗ nào chích chỗ đó khiến nhiều nạn nhân phải tìm đến cơ quan công luận kêu cứu. Như một bệnh nhân người Thái Bình đã được ông Hồ tiêm cho mấy phát vào chỗ kín đã phát hoảng khi thấy “nó” cứ teo đi. Bệnh nhân này đã vội vàng trả 165 USD cho một mũi tiêm để bỏ cuộc. Một bệnh nhân khác trú tại phường Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội cũng đã từng tiền mất mà tật vẫn không khỏi vì nhờ ông Hồ chữa bệnh. Ông Hồ đã thu 700 USD/ngày của bệnh nhân này chỉ với việc dùng kim tiêm đâm chi chít lên đầu bệnh nhân. Thừa thuốc, thầy tiêm nốt vào vai bệnh nhân cho đỡ... phí. Quá hoảng sợ vì cách chữa bệnh có một không hai này, gia đình đã phải đưa bệnh nhân về nhà.

Lừa đảo xuyên thập kỷ

Ông Lê Quốc Hồ tên khai sinh là Lê Quốc Hổ. Trong sổ hộ khẩu và một số giấy tờ khác, ông Hổ khai sinh năm 1952. Tuy nhiên, theo hồ sơ lưu của phía công an, ông Hổ sinh năm 1959 tại Kiến An, Hải Phòng trong một gia đình đông con, chứ không phải sinh ra tại TPHCM. Gia đình ông Hổ ngoại trừ một người đang sinh sống bên Pháp, hầu hết còn lại là người lao động, cán bộ viên chức bình thường. Chính vì vậy việc ông Hổ được thừa kế một khoản tài sản lớn của gia đình là không hợp lý. Năm 1973, ông Hổ có đi tu tại chùa Quán Sứ nhưng do vi phạm pháp luật và giới luật nên năm 1975, ông đã bị Hòa thượng Thích Chí Độ trục xuất khỏi chùa. Tháng 3- 1979, ông Hổ tiếp tục vi phạm pháp luật và bị Công an quận Hai Bà Trưng đưa đi tập trung cải tạo 3 năm.

Năm 1990, ông Hổ có mua một khoảng đất ruộng 300 m2 tại tổ 4, khối 2, thị trấn Đức Giang, Long Biên, nay là số 4, ngõ 251 Ngô Gia Tự để ở. Đến năm 1993, ông Hổ mới cho xây điện thờ và đặt tên là chùa Giác Nguyên. Chính quyền địa phương lúc đó đã kiểm tra, xử lý, ra quyết định đình chỉ việc xây dựng trái phép “chùa Giác Nguyên”. Lý do bởi chùa chưa được cấp phép xây dựng, ông Hổ cũng không phải là hòa thượng Thiên Đức Thích Giác Nguyên hay là giáo sư, bác sĩ gì cả.

Cũng trong thời gian này, ông Hổ với những “chức danh” trụ trì chùa Giác Nguyên, giáo sư, tiến sĩ thần học... đã đàng hoàng đến “thăm” một xã thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Sau khi chán chê khoe của, ông Hổ tuyên bố, xã cần phải chuẩn bị 20 mẫu đất cho ông xây dựng một dự án ước tính trị giá 200 tỉ đồng. Chưa biết cụ thể dự án ra sao, ông Hổ đã ép sư trụ trì, chính quyền và người dân xã ký vào bản hợp đồng được thảo sẵn. Nhưng do bị phản đối dữ dội, ông Hổ đã phải rút bỏ ý kiến này và biến khỏi xã. Không lâu sau, vị “sư” siêu lừa này lại xuất hiện tận địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng định gạt một số cá nhân mua của 6 hộ dân ở thôn Ngọc Sơn, xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà 136,85 ha đất với giá tiền là 2,23 tỉ đồng với mục đích trồng cây thuốc nam, xây dựng cơ sở khám, chữa bệnh miễn phí, làm từ thiện cho dân.

Đào tạo đệ tử nối nghề... lừa đảo

Ngay sau khi vụ việc ông Lê Quốc Hồ báo mất 2,5 tỉ USD và rêu rao mình là hòa thượng, chơi thân với nhiều vị chức sắc Phật giáo, ngày 19-10, Thành hội Phật giáo Hà Nội đã có công văn nói rõ về vấn đề này. Công văn có đoạn: “...Lê Quốc Hồ (tức Hổ) không còn là sư và không nằm trong tăng tịch của Thành hội Phật giáo Hà Nội (Công văn ngày 1-4-1993). Nay Thường trực Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội xác nhận lại là ông Lê Quốc Hồ (tức Hổ) vẫn không phải là thành viên của Thành hội Phật giáo Hà Nội và tất nhiên không phải là sư trong tăng tịch của Thành hội Phật giáo Hà Nội”. Phía Thành hội Phật giáo Hà Nội cũng chỉ rõ ngôi nhà ông Hồ đang ở không phải là chùa vì không nằm trong danh bạ tự viện của Thành hội Phật giáo Hà Nội.

img
Các văn bản của Thành hội Phật giáo Hà Nội, Công an... liên quan đến ông Lê Quốc Hồ

Không chỉ tự mình đi lừa đảo, ông Hồ còn đào tạo không ít đệ tử để hỗ trợ cho mình trong công việc này. Điển hình trong số đó là hòa thượng Thích Trung Nguyên (tên thật là Đỗ Văn Cường ở Thường Tín, Hà Tây). Điều đáng nói là Cường cũng đã từng là nhà sư tại TPHCM vào năm 1997 nhưng do lợi dụng tín nhiệm của chùa đi xin tiền bỏ túi riêng nên đã bị đuổi. Gặp được “thầy” Hồ, Cường như mọc thêm cánh. Hắn không chỉ đem thuốc của “thầy” Hồ đi bán mà còn về chùa Hồi Long, Hải Dương kích động, chia rẽ tôn giáo. Chính vì vậy Cường đã bị cảnh cáo và đuổi khỏi chùa Hồi Long.

Theo Cơ quan Điều tra Công an quận Long Biên, dấu hiệu lừa đảo đã rõ ràng. Hiện cơ quan công an đang tiếp tục thu thập thông tin về nhiều trường hợp khác đã bị thầy Hồ lừa. Về việc có phải ông Hồ giả mất tiền để trốn nợ hay không, phía cơ quan công an chưa khẳng định bởi tới nay những người bị hại chưa có kiến nghị gì về vấn đề này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo