xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xe máy xuống lòng đường, ô tô lên vỉa hè

Theo Lao động

Từ cuối tháng 4, quận 1, TPHCM đã triển khai thí điểm cấm buôn bán, để xe trên vỉa hè các tuyến đường khu vực trung tâm. Cùng với việc này là tổ chứcbaĩ để xe ô tô 4 bánh trên vỉa hè. Cách làm thiếu khoa học này và khó giải thích này đang khiến trật tự đô thị khu vực trung tâm thêm lộn xộn.

Được vỉa hè... mất lề đường

Phải nói rằng từ khi quận 1 triển khai đặt những biển "cấm buôn bán, để xe trên vỉa hè", cùng với việc lập biên bản xử phạt những trường hợp vi phạm của Đội quản lý trật tự đô thị, vỉa hè một số tuyến đường trung tâm thật sự đã thông thoáng. Người đi bộ, khách du lịch có thể thong dong thả bộ trên vỉa hè một cách thoải mái. Người dân đi mua hàng cũng như chủ các cửa hàng kinh doanh dọc các tuyến đường đều răm rắp lo sợ bị nhận biên bản xử phạt. Đã không ít lần, PV Báo Lao Động chứng kiến người dân vừa dựng xe ngay vỉa hè trước tiệm chụp hình Thế Nam (đường Lê Lợi) vào trong tiệm mua 1 cuộn phim, rọi hình vừa quay ra bị Đội Quản lý trật tự đô thị "vịn" ngay tức khắc, và biên bản vi phạm được trao tay cho người vi phạm. Chính vì lẽ đó, chẳng mấy ai dám dựng xe trên vỉa hè "vô tư" như trước kia. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với khu vực trung tâm thành phố. Thế nhưng, khi vỉa hè đã trở nên thông thoáng thì lề đường lại đang đứng trước nguy cơ "mất trắng".

Ghi nhận của PV Báo Lao Động tại lòng, lề đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi, Lê Duẩn, nhiều người dân sợ bị phạt, nên cho xe đậu xuống cả lòng, lề đường khiến nơi đây vô tình biến thành những bãi đậu xe, trong khi đó vỉa hè lại thoáng đãng. Anh Nguyễn Văn Duẩn đậu xe dưới lề đường Nguyễn Huệ (đang chờ cô con gái đang mua sách tại nhà sách Nguyễn Huệ), nói: "Vỉa hè thì cấm đậu xe, tụi tui phải xuống lề đường đậu thôi. Nếu không đậu ở đây (tức lề đường), hỏi anh chứ đậu ở đâu". Thật là chướng mắt khi thấy cảnh những vỉa hè khu vực trung tâm thành phố rất thông thoáng, còn lòng, lề đường thì lại bị "xơi tái". Đáng nói hơn, mỗi lần người dân đậu xe trên vỉa hè, Đội Quản lý trật tự đô thị, công an lập tức có mặt để xử phạt hành chính (60.000 đồng/lần vi phạm), nhưng khi lòng, lề đường bị biến thành bãi đậu xe hiếm thấy Đội Quản lý trật tự đô thị, Công an xử phạt. Theo ông Nguyễn Đức Nhị - Tổ trưởng Đội Quản lý trật tự đô thị, Đội chủ yếu phạt người dân buôn bán, để xe trên vỉa hè. Riêng đậu xe dưới lề đường, Đội chỉ phạt những trường hợp vi phạm ở một số đoạn đường qui định cấm đậu - dừng.

Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục káo dài, e rằng kết quả của việc cấm để xe trên vỉa hè sẽ bằng không!?

Cấm hẳn để xe trên vỉa hè?

Khu trung tâm TPHCM là nơi tập trung nhiều cửa hàng kinh doanh, thu hút rất đông người dân đổ về đây mua sắm, đi dạo. Rõ ràng người dân có nhu cầu về chỗ gửi xe, nhưng yếu điểm lớn nhất từ xưa đến nay của khu trung tâm thành phố là thiếu các điểm giữ xe, để tìm được một điểm giữ xe người dân phải đi hết cả hơi. Hơn nữa, cũng có những người không có nhu cầu đi dạo, mua sắm hàng giờ liền, nhưng họ có nhu cầu ghé chớp nhoáng vào các cửa hàng khoảng vài phút để mua cuộn phim, văn phòng phẩm hay vật dụng khác, nếu không cho đậu xe trên vỉa hè, họ chỉ còn biết xuống lề đường mà đậu. Và một khi người dân cho xe đậu xuống lòng, lề đường thì còn gì là mỹ quan đô thị của một khu trung tâm, đấy là chưa nói đến yếu tố an toàn giao thông hết sức nguy hiểm.

Có lần trao đổi với PV Báo Lao Động, giáo sư Nguyễn Văn Đạt thuộc ngành xây dựng cho rằng, vỉa hè là "cầu nối" giúp người bên ngoài với người bên trong nhà tiếp xúc nhau. Đặc biệt, ở những khu vực buôn bán, vai trò của vỉa hè càng thể hiện rõ. Ví dụ: Người dân ghé vào cửa hàng mua đồ, họ phải dựng xe tại vỉa hè khoảng vài phút để vào bên trong giao dịch, trả giá, lựa chọn món hàng mình cần mua. Do vậy, nếu cấm hẳn để xe trên vỉa hè sẽ gây phiền phức, khó khăn cho người dân. Chi bằng, các cơ quan chức năng kẻ vạch sơn quy định một phần vỉa hè cho phép để xe 2 bánh, trường hợp vi phạm đậu xe ngoài vạch sơn sẽ xử lý nghiêm thì hợp tình hợp lý hơn. Còn đối với tình trạng chiếm dụng vỉa hè làm nơi buôn bán, dứt khoát phải xử lý kiên quyết và triệt để.

Ô tô đậu trên vỉa hè gây tai nạn cho người đi bộ - ai chịu trách nhiệm?

Trước tình trạng thiếu trầm trọng những bãi đậu xe dành cho xe ô tô (4 bánh), quận 1 cũng đang thí điểm quy hoạch, kẻ ô sơn cho phép xe ô tô được đậu trên vỉa hè một số tuyến đường như: Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Trung Trực... Đành rằng đây là một ý tưởng mới, nhưng việc bố trí như hiện nay vẫn chưa ổn, và cần phải xem xét lại. Chẳng hạn đối với vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Trung Trực gần như đều được kẻ vạch sơn dành hết diện tích cho xe ô tô đậu ngang, đậu dọc choáng hết vỉa hè, chẳng còn lối dành cho người đi bộ.

Một vấn đề đặt ra là khi cho phép xe ô tô đậu trên vỉa hè, nếu chẳng may xảy ra tai nạn, ngoài đối tượng trực tiếp gây tai nạn chịu trách nhiệm, cơ quan cho phép ô tô đậu trên vỉa hè có chịu trách nhiệm!? Vì thực tế lâu nay, vỉa hè được qui định chỉ dành riêng cho người đi bộ, bây giờ cơ quan chức năng lại cho phép xe ô tô được quyền sử dụng vỉa hè một cách hợp pháp. Nhất là vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn gần công viên Văn hoá Tao Đàn, Cung văn hoá Lao Động) - nơi rất đông người dân tập thể dục, đi bộ -nên mỗi khi ô tô leo lên đậu trên vỉa hè tai nạn rất dễ xảy ra.

Căn cứ vào QĐ 106/2003/QĐ-UB ngày 27.6.2003 của UBND TPHCM về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông, Đội Quản lý trật tự đô thị lập biên bản vi phạm, tạm giữ giấy tờ những trường hợp để xe trên vỉa hè. Sau đó, hẹn người vi phạm 10 ngày đến nhận quyết định xử phạt của UBND quận 1 (mức phạt 60.000 đồng/lần vi phạm), và sau khi đến kho bạc nộp phạt, người vi phạm nhận lại giấy tờ xe. Trường hợp vi phạm không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xe, Đội Quản lý trật tự đô thị mời công an phường hoặc công quận phối hợp tạm giữ xe.

Ông Nguyễn Đức Nhị - Tổ trưởng Đội Quản lý trật tự đô thị quận 1 cho biết: "Trong quá trình xử phạt, chúng tôi gặp không ít phản ứng từ phía người dân đi đường và chủ các cửa hàng kinh doanh. Thậm chí không ít lần, lực lượng Đội Quản lý trật tự đô thị bị người dân tạt nước vào người, rồi xịt keo vào ổ khoá xe gắn máy của nhân viên làm nhiệm vụ".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo