xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xử đại án BIDV: "Bị cáo khai như xúc phạm sự thông minh của Hội đồng xét xử"

Nguyễn Hưởng

(NLĐO)- Tại phiên toà xét xử vụ án BIDV sáng 27-10, phản ứng trước trả lời của bị cáo Đoàn Hồng Dũng, nguyên tổng giám đốc Công ty Trung Dũng, thẩm phán Trương Việt Toàn cho rằng bị cáo bán tài sản cho vợ, cho con mình mà không biết là có thế chấp hay không, "nghe cứ như kiểu xúc phạm sự thông minh của HĐXX".

Sáng 27-10, phiên xử sơ thẩm đại án BIDV tiếp tục với phần xét hỏi liên quan đến hành vi vi phạm trong việc cấp tín dụng cho Công ty TNHH thương mại và du lịch Trung Dũng (Công ty Trung Dũng) xảy ra tại BIDV chi nhánh Hà Thành.

Xử đại án BIDV: Bị cáo khai như xúc phạm sự thông minh của HĐXX - Ảnh 1.

Bị cáo Đoàn Hồng Dũng được dẫn giải tới phiên toà

Theo cáo trạng, mặc dù thẩm định, đánh giá tình hình tài chính của Công ty Trung Dũng gặp khó khăn, chỉ tiêu tài chính phản ánh khả năng thanh toán chưa đảm bảo, tỷ lệ tài sản đảm bảo trên giá trị hạn mức tín dụng đề nghị được cấp chưa đáp ứng chính sách tín dụng của BIDV... nhưng tháng 8-2011, các bị cáo tại BIDV chi nhánh Hà Thành vẫn thực hiện việc cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn 700 tỉ đồng cho Công ty Trung Dũng.

Đối với tất cả 26 khoản vay trên, các bị cáo đã không kiểm soát được tiền bán hàng của doanh nghiệp để thu nợ, không kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của Công ty Trung Dũng đối với các khoản giải ngân để mua phôi thép, dẫn đến còn dư nợ hơn 600 tỉ đồng không có khả năng thanh toán. Tại thời điểm tháng 11-2011, Công ty Trung Dũng đã gặp nhiều khó khăn về tài chính, dư nợ gần hết hạn mức được cấp, các chỉ tiêu tài chính càng ngày càng xấu nhưng các bị cáo vẫn đề xuất để BIDV phê duyệt phát hành L/C (thư tín dụng, là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán) theo món cho Công ty Trung Dũng để nhập khẩu phôi thép, thép phế. 

Sau khi phát hành L/C, các bị cáo tại BIDV chi nhánh Hà Thành không thực hiện đúng các điều kiện tín dụng được BIDV phê duyệt, giao cho Công ty Trung Dũng tự quản lý hàng hóa mà không kiểm tra, giám sát để doanh nghiệp tự ý bán toàn bộ lô phôi thép, thép phế là tài sản đảm bảo cho khoản phát hành L/C…, đến nay còn dư nợ hơn 260 tỉ đồng không có khả năng thanh toán. Do đó, hành vi của các bị cáo tại BIDV chi nhánh Hà Thành đã gây thiệt hại cho BIDV tổng số tiền hơn 860 tỉ đồng.

Tại toà, bị cáo Ngô Duy Chính, nguyên giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành, thừa nhận Công ty Trung Dũng có một số điều kiện chưa đủ, song việc quyết định là của Hội sở chính. Ngoài ra, Trung Dũng được BIDV xếp hạng A, là khách hàng uy tín, việc cấp hạn mức tín dụng năm 2011 là tái cấp, bị cáo chưa nhìn ra các rủi ro tiềm ẩn nên vẫn đề xuất tái cấp.

Đối với việc phát hành L/C cho Trung Dũng, bị cáo Chính khai ban đầu, khi doanh nghiệp đề nghị cấp L/C, bị cáo đã từ chối, sau đó báo cáo Chủ tịch HĐQT là ông Trần Bắc Hà thì ông Hà vẫn chỉ đạo cho mở L/C.

Trả lời HĐXX về việc quản lý tài sản đảm bảo, bị cáo Chính cho biết bản thân biết việc phải phối hợp với doanh nghiệp giám sát hàng hóa đem đi bán, từ đó thu hồi nợ. Khi hàng hóa về đến cảng, bị cáo có kiểm tra nhưng Trung Dũng dùng biện pháp gian dối, không giao hàng cho TISCO mà giao cho các công ty khác.

Trình bày trước toà, bị cáo Nguyễn Xuân Giáp, nguyên phó giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành, cho rằng bản thân ông chịu áp lực thực hiện theo sự chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà vì ông Hà đã buộc Giám đốc chi nhánh điều chuyển công tác của các Phó Giám đốc chi nhánh, giao cho ông Giáp phụ trách quan hệ khách hàng thay cho một phó giám đốc khác do anh này có ý kiến dừng giải ngân. Khi Công ty Trung Dũng đề nghị phát hành L/C, ông Trần Bắc Hà có bút phê chỉ đạo nên ông Giáp và cán bộ Phòng Quan hệ khách hàng phải thực hiện.

Liên quan đến công văn đề nghị phát hành L/C, bị cáo Đoàn Hồng Dũng, nguyên tổng giám đốc Công ty Trung Dũng, cho rằng bản thân không được biết bút phê của ông Trần Bắc Hà yêu cầu BIDV chi nhánh Hà Thành cấp L/C cho Công ty Trung Dũng.

Thẩm phán Trương Việt Toàn hỏi: "Khi bán hàng đã thế chấp, bị cáo đã có văn bản chấp thuận của BIDV chưa"? Bị cáo trả lời "Không có".

Thẩm phán hỏi vặn lại, việc bị cáo định đoạt tài sản là đúng hay sai, có phải lừa đảo không? Bị cáo thừa nhận không có văn bản đồng ý là sai. Bị cáo này khai thêm bên mua không biết tài sản đã được thế chấp cho ngân hàng.

Thẩm phán Trương Việt Toàn phản ứng: "Bị cáo trả lời ngu ngơ giả vờ không biết. Bị cáo bán tài sản cho vợ, cho con mình mà không biết là có thế chấp hay không, nghe cứ như kiểu xúc phạm sự thông minh của HĐXX"

Trả lời về quan hệ với bị cáo Bắc Hà, bị cáo chỉ là doanh nghiệp, mọi quan hệ đều qua ngân hàng này. Doanh nghiệp của bị cáo là khách hàng của Bắc Hà, chứ không quan hệ gì. "Doanh nghiệp của bị cáo chưa đến lượt, bởi khách hàng của ông Hà có hàng ngàn khách hàng. Chỉ một doanh nghiệp nhỏ, ông Hà lại sâu sát, trực tiếp làm công văn, viết công văn chỉ đạo phải cho Trung Dũng vay"- thẩm phán Toàn nêu vấn đề.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo