xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở Kon Tum

Bài và ảnh: Hoàng Thanh

Nhiều hộ dân ở huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum đã chuyển đổi từ các loại cây truyền thống sang trồng dâu nuôi tằm và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình bà Huỳnh Thị Tâm (thôn Đắk Rơ Wang, xã Đắk Pxi, huyện Đắk Hà) hiện có thu nhập ổn định từ việc trồng dâu nuôi tằm với khoảng 20 triệu đồng mỗi tháng. Năm 2021, khi tới tỉnh Lâm Đồng để thăm người thân, bà thấy người dân trồng dâu, nuôi tằm, nhà nào cũng có kinh tế ổn định nên học hỏi và trở về thuê 9 sào đất để trồng dâu, mua thiết bị nuôi tằm.

Tằm giống bà Tâm mua với giá trên 1 triệu đồng/hộp 1 kg, sau khoảng 15 ngày nuôi thì cho năng suất 50-70 kg kén. Với giá kén từ 180.000-220.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí bà Tâm "kiếm" trên 10 triệu đồng/hộp.

Theo bà Tâm, nghề này không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng phải bảo đảm lá dâu không bị nhiễm thuốc trừ sâu, đồ dùng nuôi phải sạch sẽ để tránh con tằm bị nhiễm bệnh rồi lây lan, chết cả lứa. Bên cạnh đó, mỗi ngày phải đều đặn cho tằm ăn 4 lần, đúng thời gian. Ngoài ra, khu vực nuôi cần phải quây kín để hạn chế các loại côn trùng xâm nhập gây bệnh cho tằm.

Còn gia đình anh Võ Quốc Nhiều (38 tuổi, ở thôn Kon Pao Kơ La, xã Đắk Pxi) từ năm 2021 đã trồng xen cây dâu trong 4 sào cà phê để làm thức ăn cho tằm. Sau những lứa tằm hiệu quả, cho thu nhập tốt, gia đình anh Nhiều đã quyết định phá bỏ 1 ha cà phê già cỗi, kém năng suất sang trồng cây dâu. "Trồng dâu nuôi tằm cho thu nhập gấp nhiều lần so với trước đây, mỗi năm gia đình tôi thu nhập từ 150-200 triệu đồng" - anh Nhiều nói. Theo anh Nhiều, việc hái lá dâu, nuôi tằm không phải là lao động nặng nhọc nên có thể tận dụng nhân lực trong gia đình cùng tham gia, giúp giảm được rất nhiều chi phí.

Việc trồng dâu nuôi tằm đã mang lại thu nhập cao cho người dân huyện Đắk Hà

Việc trồng dâu nuôi tằm đã mang lại thu nhập cao cho người dân huyện Đắk Hà

Ông Hà Đức Mỷ, Chủ tịch UBND xã Đắk Pxi, cho biết mô hình trồng dâu nuôi tằm bước đầu được đánh giá cao, hiệu quả gấp 2-3 lần so với các loại cây hoa màu truyền thống. Kỹ thuật nghề này cũng không yêu cầu quá cao, trồng một lần cho thu hoạch trong 10 năm.

Do đó, địa phương đang khuyến khích, đưa những hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số tham quan, học hỏi kinh nghiệm trồng dâu, nuôi tằm để vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ nghề này. Xã cũng sẽ thành lập nhóm sản xuất, phân công hộ nuôi tằm, các hộ còn lại chăm sóc dâu.

Còn ông Hà Tiến, Chủ tịch UBND huyện Đắk Hà, cho biết huyện có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, quỹ đất nhiều nên thuận lợi cho việc trồng dâu, nuôi tằm. Hiện nay đầu ra của sản phẩm ổn định, thậm chí không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Trong thời gian qua, UBND huyện đã làm việc với các doanh nghiệp để cung ứng cây, con giống và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân. Bên cạnh đó, thành lập các hợp tác xã và tổ hợp tác sản xuất. "Bà con, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia trồng dâu, nuôi tằm thì sẽ giải quyết được thu nhập giảm nghèo nhanh và bền vững" - ông Tiến nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo