xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phòng chống gian lận thi cử bằng công nghệ cao

Bài và ảnh: Yến Anh

Ngày mai, 26-6, hơn 1 triệu thí sinh cả nước đến làm thủ tục dự thi tại các hội đồng thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), 14 giờ ngày 26-6, thí sinh (TS) cả nước có mặt tại các điểm thi để làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Siết chặt kỷ luật

TS sẽ được nhận thẻ dự thi, rà soát toàn bộ thông tin trên thẻ dự thi của mình. Nếu phát hiện sai sót, phải báo ngay với giáo viên để điều chỉnh kịp thời, tránh việc đến ngày thi mới phát hiện, gây ảnh hưởng đến tâm lý làm bài.

Trước băn khoăn về việc TS có thể dùng ứng dụng VNeID thay căn cước công dân trong quá trình làm thủ tục dự thi hay không, Bộ GD-ĐT khẳng định là không được. Ứng dụng VNeID được cài đặt trên điện thoại, trong khi điện thoại bị cấm mang vào phòng thi nên không thể dùng ứng dụng điện tử này để xác thực trong quá trình làm thủ tục dự thi.

Theo quy chế, TS phải xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đã sử dụng để đăng ký dự thi khi làm thủ tục dự thi. Nếu TS quên hoặc làm mất giấy tờ tùy thân, các điểm thi hướng dẫn TS viết cam kết và thực hiện xác minh theo quy định, đồng thời tạo điều kiện để TS được dự thi.

Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT, TS phải làm đủ 4 bài thi, gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ và bài thi tổ hợp (tổ hợp khoa học tự nhiên hoặc tổ hợp khoa học xã hội). TS phải có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, nếu chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài thì sẽ không được dự buổi thi đó.

TS chỉ được mang vào phòng thi bút viết, thước kẻ, bút chì, tẩy chì, êke, thước vẽ đồ thị, dụng vụ vẽ hình, máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ, Atlat địa lý Việt Nam được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2026 (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác).

Nếu TS mang vào phòng thi một trong các vật dụng cấm thì sẽ bị đình chỉ thi, gồm: giấy than; bút xóa; đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi.

Bị đình chỉ thi năm nào sẽ bị hủy toàn bộ kết quả bài thi, môn thi của kỳ thi năm đó, đồng nghĩa với việc TS không đủ điều kiện tốt nghiệp THPT, không còn cơ hội tham gia xét tuyển đại học.

Bộ GD-ĐT lưu ý để hạn chế các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến kết quả thi, ngay khi nhận đề thi, TS cần khẩn trương kiểm tra kỹ toàn bộ nội dung đề. Nếu phát hiện có bất thường (như đề bị thiếu trang, rách, mờ, nhòe... hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp không cùng một mã đề thi), TS báo cáo ngay với cán bộ coi thi, chậm nhất 5 phút tính từ thời điểm phát đề thi. Nếu quá 5 phút, tính từ lúc làm bài thi, TS hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề thi đã nhận.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng (thứ hai từ trái qua) kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại Hà Nội

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng (thứ hai từ trái qua) kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại Hà Nội

Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất

Kỷ luật phòng thi năm nay được Bộ GD-ĐT siết chặt. Bộ Công an và công an 63 tỉnh, thành phố đang phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục để làm tốt công tác phòng chống gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 - khẳng định việc phòng chống gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao đã được Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT các cấp xác định là một trong những việc quan trọng phải được thực hiện kỹ từ giai đoạn chuẩn bị. Trong đó, vai trò phối hợp tích cực của lực lượng công an đã phát huy rất hiệu quả.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh với một kỳ thi trên diện rộng, vốn phức tạp và nhạy cảm, mong các địa phương sẽ quán triệt quyết liệt tinh thần không lơ là, chủ quan để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ gây chủ quan và dẫn tới sai sót.

"Từ nay đến ngày diễn ra kỳ thi, đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát kỹ một lần nữa về điều kiện dự thi của TS, nhất là TS có hoàn cảnh khó khăn, TS yếu thế, TS ở xa địa điểm tổ chức thi... Phương châm cao nhất là không để bất cứ TS nào vì điều kiện khó khăn kinh tế hay cách trở về giao thông mà không được dự thi. Phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho TS dự thi. Ở những nơi xa xôi, ảnh hưởng của mưa bão nên có phương án đưa các em về điểm thi trước" - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói. 

Phòng ngừa là chính

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, để có thể phát hiện, ngăn chặn thiết bị gian lận thi cử, Bộ GD-ĐT đã phối hợp các đơn vị chức năng của Bộ Công an tập huấn cho tất cả cán bộ làm công tác thi. Công an các tỉnh, thành tiếp tục tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác thi nhận diện các thiết bị công nghệ cao và nguy cơ TS có thể sử dụng. Xác định lấy phòng ngừa, nhận diện, ngăn chặn là chính. Dù hiện nay các thiết bị công nghệ cao với mục đích gian lận xuất hiện tràn lan như thế nào thì quan trọng nhất vẫn là lựa chọn con người. Đồng thời, làm tốt công tác truyền thông để TS hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của việc bị phát hiện gian lận và xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo