xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quản lý tài chính gia đình hiệu quả

Nguyễn Hậu

Quản lý tài chính gia đình không chỉ là việc cân đối thu chi, mà còn là chìa khóa để xây dựng hạnh phúc

Cưới nhau được 3 năm và có 1 con nhỏ gần 2 tuổi, tổng thu nhập của hai vợ chồng chị Đoàn Ánh Minh (ngụ quận 10, TP HCM) 25 triệu đồng mỗi tháng cũng được xem là đủ sống giữa thành phố lớn như TP HCM. Thế nhưng tháng nào họ cũng rơi vào tình cảnh thiếu trước hụt sau, nhất là khi con đau ốm.

Chi tiêu hợp lý

"Chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát chi tiêu. Sau khi nghe tư vấn từ một người bạn thân, tôi thử ghi chép chi tiêu hằng ngày và nhận ra rằng gần 30% thu nhập của mình bị lãng phí vào những khoản không cần thiết. Nhờ phương pháp này mà chúng tôi đã tiết kiệm được khoản tiền đáng kể, không lo thiếu trước hụt sau" - chị Minh kể.

Theo chị Minh, đây là cách kiểm soát chi tiêu để từ đó đưa ra các điều chỉnh phù hợp. Việc ghi chép hằng ngày cũng giúp các thành viên ý thức hơn về giá trị đồng tiền, biết quý trọng công sức lao động. Cuối mỗi tháng, xem lại sổ chi tiêu để có thể điều chỉnh các khoản chi cho tháng tiếp theo, đồng thời bảo đảm việc tiết kiệm vẫn được duy trì đều đặn.

Sau khi rơi vào khủng hoảng tài chính vì chồng mất việc đột ngột, chị Thùy Vân (ngụ quận 7, TP HCM) đã chủ động lập quỹ dự phòng bằng cách trích 10% thu nhập hằng tháng vào tài khoản tiết kiệm. Ba năm sau, khi cần chi phí lớn để sửa nhà, quỹ dự phòng này đã giúp gia đình chị không phải vay nợ. 

Chia sẻ kinh nghiệm, chị Vân nói: "Từ câu chuyện của bản thân, tôi nhận thấy quỹ dự phòng giúp bảo đảm an toàn tài chính, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động. Tai nạn, mất việc làm, đau ốm đều có thể gây ảnh hưởng lớn đến tài chính gia đình. 

Quỹ dự phòng sẽ giúp gia đình không bị mất cân đối tài chính, vay nợ khi gặp biến cố. Hơn nữa, khi biết có một khoản tiền dự phòng mình sẽ cảm thấy an tâm hơn trong việc ra quyết định chi tiêu hay đầu tư".

Cũng theo chị Vân, việc duy trì quỹ dự phòng đòi hỏi sự cam kết và kiên trì trong tiết kiệm nên đã giúp rèn luyện thói quen quản lý tài chính bền vững.

Minh họa AI: Vy Thư

Minh họa AI: Vy Thư

Đầu tư thông minh

Với anh Nguyễn Hoàng, một kỹ sư tại Bình Dương, đầu tư thông minh là cách giúp gia đình không chỉ bảo vệ giá trị đồng tiền mà còn gia tăng tài sản dài hạn. Một khoản đầu tư nhỏ cũng có thể mang lại hiệu quả lớn nếu thực hiện đúng cách. 

"Thay vì để tiền nằm yên trong tài khoản không sinh lời, tôi chọn một kênh đầu tư an toàn. Với số tiền 5 triệu đồng mỗi tháng, sau 5 năm, tôi đã nhân đôi giá trị tài sản. Đầu tư nhỏ nhưng đều đặn có thể giúp gia đình đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà hoặc chi phí học tập cho con. 

Tôi cũng tìm hiểu thêm về trái phiếu doanh nghiệp, giúp phân tán rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Quá trình đầu tư giúp vợ chồng tôi nâng cao kiến thức về tài chính, thị trường, từ đó đưa ra quyết định hợp lý" - anh Hoàng phân tích.

Trong khi đó, chị Thanh Hoa (quận 5, TP HCM) tự tin cho biết đã áp dụng thành công mô hình giáo dục tài chính cho con từ khi bé 10 tuổi, từ đó tạo ra những thay đổi tích cực trong thói quen và tư duy của bé. 

"Khi được giao quản lý một khoản tiền tiêu vặt cố định, con hiểu rằng tiền không phải là vô hạn. Bé sẽ biết ưu tiên các khoản chi quan trọng thay vì mua sắm vô tội vạ. 

Việc hướng dẫn con tiết kiệm từ nhỏ giúp hình thành thói quen tích lũy cho những mục tiêu lớn hơn. Con cũng học được cách chia tiền thành các nhóm chi tiêu: tiêu dùng, tiết kiệm, chia sẻ (từ thiện). Đây là nền tảng để con học cách lập kế hoạch tài chính từ sớm" - chị Thanh Hoa cho hay.

Theo chị Hoa, giáo dục tài chính không chỉ là kiếm tiền và tiết kiệm, mà còn giúp trẻ hiểu tầm quan trọng của việc giúp đỡ người khác. Bé có thể dành một phần tiền tiết kiệm để ủng hộ bạn bè hoặc các hoạt động từ thiện. Những kỹ năng tài chính được học từ nhỏ sẽ giúp trẻ trưởng thành tự lập hơn, biết tự quản lý tài chính khi vào đại học hoặc bắt đầu làm việc.

Có thể thấy quản lý tài chính gia đình hiệu quả không phải là điều dễ dàng nhưng hoàn toàn khả thi nếu có kế hoạch và kỷ luật. Những câu chuyện thực tế đã minh chứng rằng chỉ cần sự nỗ lực và các giải pháp đúng đắn, gia đình nào cũng có thể tạo dựng nền tảng tài chính vững chắc, góp phần vào cuộc sống ổn định và hạnh phúc hơn. Việc bắt đầu quản lý tài chính ngay hôm nay sẽ giúp hướng đến một tương lai an toàn và bền vững. 

Lập kế hoạch khả thi

Lập ngân sách rõ ràng, xác định các nhóm chi tiêu chính, giảm thiểu chi tiêu không cần thiết, trích ít nhất 10%-20% thu nhập cho tiết kiệm hoặc đầu tư, sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu.

Thiết lập quỹ dự phòng và giữ ở tài khoản tách biệt để tránh sử dụng bừa bãi. Không đầu tư theo phong trào, chỉ sử dụng tiền nhàn rỗi và đầu tư dựa trên hiểu biết cá nhân. Có ít nhất một mục tiêu tài chính rõ ràng (mua nhà, du lịch, học phí...).

Cuối cùng là sử dụng nguyên tắc "SMART" (cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tế, có thời hạn) để lập kế hoạch tài chính.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo