xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quyền Anh Việt Nam: Chọn lựa IBA hoặc World Boxing

ĐÀO TÙNG

Chuyện ồn ào xoay quanh việc hai võ sĩ bị nghi "nam giả nữ" cũng như cuộc đối đầu nảy lửa giữa IBA và IOC suốt kỳ Olympic Paris 2024 dẫn đến nguy cơ môn quyền Anh có khả năng sẽ "biến mất" tại đấu trường Thế vận hội

Hiệp hội Quyền Anh quốc tế (IBA) - tiền thân là Hiệp hội Quyền Anh nghiệp dư quốc tế (AIBA) được thành lập từ năm 1920 - là một trong những cơ quan quản lý thể thao lâu đời nhất trên thế giới nhưng cũng đồng thời là tổ chức quốc tế đầu tiên bị trục xuất khỏi phong trào Olympic vào năm 2023.

Vị thế giảm sút

Ra đời không lâu sau Olympic mùa hè 1920, AIBA - hay IBA - có đến 198 liên đoàn quốc gia thành viên, được thống nhất quản lý bởi 5 liên đoàn châu lục (châu Phi, châu Á, châu Âu, châu Đại Dương, Bắc Mỹ). Quyền Anh cũng là một trong những môn thể thao có mặt sớm nhất và lâu nhất trong lịch sử Olympic kể từ năm 1904, chỉ vắng mặt lần duy nhất tại Olympic Stockholm 1912.

Vị thế của IBA trong cộng đồng quyền Anh đã giảm sút trong những năm gần đây. Vai trò quản lý quyền Anh của tổ chức này tại các kỳ Olympic mùa hè bị đình chỉ vào năm 2019 khi Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) chỉ ra IBA có quá nhiều vấn đề về quản trị và tài chính, chưa kể các báo cáo độc lập cho thấy tổ chức này đã "thao túng kết quả" hàng chục, thậm chí lên đến con số trăm trận đấu tại Olympic 2012 và 2016.

IOC phải tổ chức hẳn một bộ phận lâm thời để giám sát các cuộc thi đấu quyền Anh tại 2 kỳ Olympic mùa hè 2020 và 2024, thế nhưng chuyện chưa phải đã hết. IBA hồi năm 2023 từng cấm 2 nữ võ sĩ Imane Khelif (Algeria) và Lin Yu-ting (Đài Loan - Trung Quốc) tham dự Giải Vô địch thế giới do không vượt qua được test kiểm tra giới tính nhưng cả 2 vẫn có mặt tại Olympic 2024 và giành HCV.

Dư luận lùm xùm, thậm chí giới truyền thông còn đối đầu gay gắt về vụ việc mà sau này người ta nghi ngờ do IBA "giật dây". Được xem là hành vi "đổ dầu vào lửa", chủ tịch IBA Umar Kremlev tuyên bố thưởng cho Carini (người thua Khelif ở tứ kết) 50.000 USD, thêm 50.000 USD cho HLV và Liên đoàn Quyền Anh của Ý; hay Sitora Turdibekova, võ sĩ thất bại trước Lin Yu-ting, cũng được "đền bù" số tiền tương tự.

Quyền Anh Việt Nam: Chọn lựa IBA hoặc World Boxing- Ảnh 2.

Võ sĩ Hà Thị Linh (phải) tranh tài môn quyền Anh tại Olympic Paris 2024 (Ảnh: REUTERS)

Tổ chức mới World Boxing

IBA khơi lên làn sóng chỉ trích nhắm vào IOC xoay quanh "sự công bằng trong thi đấu và sự an toàn của các VĐV", thậm chí còn tung ra chiến dịch xúc phạm IOC và cá nhân chủ tịch Thomas Bach trên mạng xã hội. Người đứng đầu IOC tuyên bố lập trường cứng rắn về việc loại hẳn IBA ra khỏi đời sống thể thao, đồng thời khuyến khích thế giới quyền Anh tập hợp lại xung quanh một cơ quan quản lý mới, có thể là World Boxing.

Đây sẽ là tiền đề để quyền Anh còn có cơ hội tái xuất tại Olympic Los Angeles 2028 và những năm tiếp theo. "Quyền Anh chỉ có thể góp mặt tại Olympic nếu IOC có một đối tác đáng tin cậy. Các liên đoàn quyền Anh quốc gia và châu lục, vì thế, phải có lựa chọn của mình" - ông Thomas Bach nhấn mạnh.

Từ năm 2020, một nhóm liên đoàn quyền Anh quốc gia cho ra mắt tổ chức "Liên minh Nguyên nhân chung" và cam kết tiếp tục hỗ trợ quyền Anh trên phương diện quốc tế. Liên minh này sau đó phát triển thành một Liên đoàn Quyền Anh nghiệp dư với tên gọi mới World Boxing, hiện có 37 thành viên trên toàn thế giới.

IOC đã gửi thư đến Ủy ban Olympic cùng với Liên đoàn Quyền Anh các quốc gia, đề nghị cân nhắc chọn lựa việc đi theo IBA hay World Boxing. Động thái quyết liệt này khiến Liên đoàn Quyền Anh châu Á (ASBC) phải triệu tập phiên họp bất thường vào ngày 31-8 tại Abu Dhabi (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất) để xem xét việc gia nhập World Boxing, như để khẳng định sự ủng hộ kiên định của phong trào quyền Anh châu Á đối với IOC trên hành trình theo đuổi khát vọng Olympic. 

Theo ông Nguyễn Duy Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên đoàn Quyền Anh Việt Nam (VBF), VBF sẽ cử ông Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên Thường vụ VBF, tham dự phiên họp này để lắng nghe, thu thập ý kiến của phong trào quyền Anh châu Á. Đây sẽ là cơ sở để VBF có văn bản chính thức, đệ trình Cục Thể dục thể thao cũng như Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho chủ trương cũng như phê duyệt việc gia nhập tổ chức mới World Boxing, bảo đảm quyền được tham gia tất cả sự kiện thi đấu quốc tế chính thức của quyền Anh Việt Nam trong tương lai.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo