xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công ty Huê Phong: Vi phạm nghiêm trọng pháp luật lao động

Nhóm phóng viên Trang Quyền và Nghĩa vụ

Những sai phạm của Công ty Huê Phong trong lĩnh vực đầu tư và thực hiện pháp luật lao động đã rõ ràng nhưng vẫn chưa có giải pháp xử lý rốt ráo từ cơ quan chức năng TPHCM

Ngày 14-10, Đoàn Kiểm tra liên ngành TPHCM đã có buổi làm việc với đại diện Công ty Huê Phong (quận Gò Vấp- TPHCM) để công bố kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật tại công ty. Liên tiếp trong tháng 7-2005, Báo Người Lao Động đã đăng loạt bài “Lật lại hồ sơ đầu tư chui tại Công ty Huê Phong” phản ánh những sai phạm trong đầu tư, đặc biệt là việc thực hiện pháp luật lao động tại Công ty Huê Phong. Ngày 1-8, UBND TPHCM đã thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành kiểm tra toàn diện các hoạt động của Công ty Huê Phong.

Khai man số liệu, báo cáo sai sự thật

Công ty Huê Phong thành lập và hoạt động từ năm 1992 với danh nghĩa doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trong nước. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, có dấu hiệu công ty là DN nước ngoài “đầu tư chui”. Gần đây, các nhà đầu tư Đài Loan đã chính thức ra mặt quản lý, điều hành công ty; do đó một trong những nội dung kiểm tra là làm rõ hình thức đầu tư, có biện pháp xử lý.

Đại diện pháp luật của Công ty Huê Phong là người nước ngoài

- Công ty Giày da Huê Phong, địa chỉ: 57/4A Phạm Văn Chiêu, phường 12, quận Gò Vấp - TPHCM.

- Giấy phép thành lập: 584/GP-UB. Ngày TL: 10-10-1992.

- Ngày cấp GPKD: 19-10-1992.

- Người đại diện pháp luật So - Chia - Tong (hoặc So - Chi - Tong), thường trú: 110, Rayze Zhedan Chang Thanh, Quang Chau – China.

- Vốn kinh doanh: 216.000.000.000 đồng.

(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM)

Theo tài liệu chúng tôi thu thập được, mối quan hệ kinh tế giữa Công ty Huê Phong với các cá nhân, tổ chức khác vô cùng phức tạp và cho thấy công ty không phải là một chủ thể kinh doanh độc lập. Chẳng hạn, tuy là một pháp nhân nhưng công ty không xác định rõ tài sản, công nợ phải thu, công nợ phải trả của công ty cũng như không xác định được đâu là tài sản; công nợ phải thu, phải trả của cá nhân, tổ chức khác. Hoặc việc chuyển nhượng vốn góp giữa ông Đại Miên Huê (nguyên chủ tịch hội đồng quản trị công ty- PV) và ông Tô Gia Đường (người Đài Loan), giữa ông Võ Văn Ba và ông Sy Sam Cau không có hóa đơn, chứng từ; không thể hiện trên sổ sách kế toán của công ty.

Một số sai phạm khác của Công ty Huê Phong trong kinh doanh tập trung vào các vấn đề: đăng ký số vốn lớn hơn số vốn trên thực tế; vi phạm nguyên tắc kế toán; ghi chép sổ sách kế toán không đầy đủ theo quy định. Đặc biệt nghiêm trọng là việc công ty có hành vi khai man số liệu, báo cáo số liệu sai sự thật về hạch toán tăng vốn góp và hạch toán tăng vốn kinh doanh...

Vi phạm nghiêm trọng Bộ Luật Lao động

Bên cạnh các sai phạm nêu trên, Công ty Huê Phong còn vi phạm nghiêm trọng pháp luật lao động. Cụ thể, công ty chỉ ký hợp đồng không xác định thời hạn với 3,46% công nhân (công ty có trên 10.000 lao động) trong khi phần lớn người lao động (NLĐ) đã làm việc tại công ty nhiều năm. Nội dung HĐLĐ không đúng với thực tế; công ty không xây dựng quy chế trả lương, trả thưởng. Đặc biệt, nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể của công ty có nhiều quy định trái pháp luật và không đăng ký với cơ quan lao động.

Theo các cơ quan chức năng, một trong những sai phạm nghiêm trọng nhất của công ty là việc thực hiện chính sách BHXH cho NLĐ: Đa số NLĐ làm việc từ 2 đến 3 năm mới được trích nộp BHXH và chỉ được trích nộp trên mức tiền lương từ 330.000 đồng đến 350.000 đồng. Nhưng cũng chỉ có 70% công nhân được đóng BHXH. Một số sai phạm khác của công ty là thường xuyên tổ chức tăng ca (bình quân 700 giờ/năm) mà không thỏa thuận với NLĐ; sử dụng 115 lao động nước ngoài nhưng không đăng ký, dùng kinh phí nghỉ dưỡng sức do BHXH cấp để tổ chức cho công nhân đi nghỉ mát...

Ông Phạm Ngọc Đoàn, Chủ tịch LĐLĐ Quận Gò Vấp –TPHCM:

Không thể nhân nhượng, bao che để công ty tiếp tục sai phạm

Việc điều tra vấn đề “đầu tư chui” tại Công ty Huê Phong là thẩm quyền của các cơ quan chức năng, song qua thực tế những gì đã diễn ra tại công ty từ trước đến nay cho thấy Công ty Huê Phong là DN có vốn đầu tư nước ngoài. Và nếu công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì phải truy trả toàn bộ phần chênh lệch quyền lợi cho NLĐ kể từ khi vào làm việc tại công ty. Đây là quyền lợi chính đáng của NLĐ, các cơ quan chức năng phải kiên quyết bảo vệ. Không thể nhân nhượng, bao che cho sai phạm của công ty. Điều đó rất nguy hiểm vì nó sẽ làm cho quan hệ lao động tại công ty tiếp tục xấu đi; nhà đầu tư cũng không thể yên ổn để làm ăn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo