xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hợp thức hóa lương tháng 13 - “Lối thoát” cho nhiều DN

Dương Quang

Tổng cục Thuế vừa ban hành Công văn 3734 TCT/ĐTNN cho phép các doanh nghiệp (DN) ngoài quốc doanh được hạch toán khoản lương tháng thứ 13 vào chi phí hợp lý. Theo ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, công văn này đã mở “lối thoát” cho rất nhiều DN trong việc xây dựng cơ sở trả thưởng cho người lao động vào dịp cuối năm.

Hai điều kiện cơ bản để hợp thức hóa

Công văn quy định: “Các khoản tiền lương chi trả thực tế cho người lao động (bao gồm cả lương tháng thứ 13 và các khoản tiền lương bổ sung) sẽ được hạch toán vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Nếu các khoản tiền lương này được quy định cụ thể (bao gồm mức tiền và các điều kiện được hưởng) tại hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể, được sự đồng ý của hội đồng quản trị và được tính toán hợp lý (gắn liền và phù hợp với kết quả kinh doanh của đơn vị). Quy định này áp dụng chung cho tất cả các loại hình DN không phải là DN Nhà nước”. Như vậy, hai điều kiện cơ bản để DN được phép đưa khoản lương tháng thứ 13 này vào chi phí hợp lý là: Đưa vào hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động; đăng ký với cơ quan thuế tổng tiền lương phải trả trong năm.

Trước đây, nhiều DN muốn đưa khoản lương tháng thứ 13 này vào chi phí giá thành nhưng không được cơ quan thuế cho phép. Điều này gây khó khăn cho các DN, đặc biệt là các DN thực sự làm ăn không có lợi nhuận. Trong trường hợp này, nếu DN không chi thưởng tháng lương thứ 13 thì có thể sẽ dẫn đến đình công. Như vậy, công văn 3734 của Tổng cục Thuế đã giúp DN “hợp thức hóa” khoản lương tháng thứ 13 vào chi phí hợp lý để nhẹ gánh tài chính. Còn đối với các DN làm ăn có lãi, theo ông Mai Đức Chính, DN sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn cách chi trả lương tháng thứ 13: Có thể trích từ lợi nhuận, hoặc dùng khoản lương tháng 13 đã đăng ký (với cơ quan thuế).

DN vẫn ngại vì giá thành sẽ tăng

Ngành thuế đã mở cửa, nhưng quan trọng là DN có “muốn” đưa khoản lương tháng thứ 13 vào chi phí giá thành hay không. Bởi vì giá thành được xây dựng dựa trên chi phí (gồm tiền điện, tiền mua sắm cơ sở vật chất, tiền lương...) cộng với nguyên liệu. Nếu đưa khoản trên vào chi phí thì sẽ dẫn tới đội giá thành, gây bất lợi cho DN. Một khi giá thành sản phẩm của một DN nào đó đã chạm vạch cạnh tranh thì DN sẽ tìm cách hạ giá thành tối đa. Cho nên, dù Tổng cục Thuế đã cho phép, nhưng DN đưa lương tháng thứ 13 vào chi phí giá thành hay không còn tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của DN đó. Các chuyên gia tài chính – tiền lương nhận định rằng, quy định mới này trước mắt có lợi cho các đơn vị kinh doanh độc quyền. Bởi vì, dù chi phí giá thành có cao thêm nhưng sức cạnh tranh đã mạnh nên không bị ảnh hưởng đáng kể, quan trọng là từ đó, mức thuế TNDN phải đóng sẽ được giảm xuống.

Thuận lợi trong việc thưởng cho người lao động

Quy định mới này có tác động đến mức thưởng tháng thứ 13 của DN cho người lao động không? Ông Bùi Văn Hồng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Mountech (100% vốn của Đức), cho rằng: “DN thực sự có lãi thì có thể (chứ không hẳn là chắc chắn) sẽ thưởng nhiều hơn cho người lao động để khuyến khích sản xuất. Quan trọng hơn là các DN không có lợi nhuận cũng phải chi thưởng theo đăng ký tại cơ quan thuế và ràng buộc trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động.

Riêng nhóm các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), những năm qua đã xảy ra nhiều cuộc đình công vào mỗi dịp cuối năm xuất phát từ mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động về chi trả thưởng. 70% DN thuộc loại hình này báo cáo lỗ nhưng các cơ quan chức năng thiếu cơ sở theo dõi, giám sát nên thường xảy ra tình trạng người lao động bị “xù” khoản thưởng này. Quy định mới của Tổng cục Thuế nay đã trở thành một công cụ hữu hiệu, giúp tránh được tình trạng trên.

-------------------

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM:

Tổng cục Thuế lẽ ra phải có hướng dẫn sớm hơn

Lẽ ra, Tổng cục Thuế phải có hướng dẫn sớm hơn để giảm bớt phiền toái cho DN trong việc chi trả lương, thưởng cho người lao động. Trong Luật Lao động không có khái niệm lương tháng thứ 13 mà chỉ hiểu đó là khoản tiền thưởng cho người lao động vào dịp cuối năm. Tôi muốn nhấn mạnh: Đối với các DN làm ăn có lãi thì lấy lợi nhuận sau khi tính thuế để trả thưởng theo quy định tại điều 64 Bộ Luật Lao động. Còn đối với các DN làm ăn không có lãi thì dựa vào khoản lương tháng 13 (đã đăng ký trong chi phí giá thành với cơ quan thuế) trả cho người lao động và coi như đây là khoản tiền thưởng.

Ông Đỗ Văn Tăng, Phó Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ – Cục Thuế TPHCM:

Được áp dụng ngay cho năm 2004

Dù Công văn 3734 của Tổng cục Thuế mới được ban hành nhưng vẫn áp dụng được cho việc tính lương, thưởng của DN trong năm 2004 này. Các DN muốn đưa khoản lương tháng thứ 13 vào chi phí hợp lý để giảm thu nhập chịu thuế thì DN cần bổ sung vào phụ lục hợp đồng hoặc thỏa ước lao động đã ký với người lao động, đồng thời khai báo bổ sung với cơ quan thuế để biết và cùng thực hiện.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo