xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kéo dài thử việc: Doanh nghiệp cố tình vi phạm luật

Phạm Hồ

Cuối tháng 9-2004, trên 20 lao động của một chuyền may tại Công ty May Lợi Tân (Khu Công nghiệp Tân Tạo – TPHCM) nộp đơn xin nghỉ việc. Nguyên nhân chính là qua 5 tháng thử việc nhưng nhiều người không được ký hợp đồng lao động (HĐLĐ), mức lương thấp hơn lương tối thiểu...

Dù ngay sau đó, công ty hứa sẽ đáp ứng nhu cầu của công nhân (CN) nhưng họ vẫn không đồng ý. Một doanh nghiệp (DN) khác cùng khu vực đã đồng ý chấp nhận họ vào làm việc, ký ngay HĐLĐ, mức lương khởi điểm 800.000 đồng/tháng. Dù pháp luật quy định rất chặt chẽ về lao động thử việc, nhưng thực tế, người lao động (NLĐ) còn bị chèn ép, cắt xén quyền lợi.

Mỏi mòn chờ ký HĐLĐ

Trường hợp bị kéo dài thời gian thử việc như trên đã trở nên phổ biến. DN thường viện lý do NLĐ không đáp ứng yêu cầu công việc nên không thể tiến hành ký HĐLĐ. Nhưng chính NLĐ thử việc cho biết, DN kéo dài thời gian thử việc chủ yếu là để trả lương thấp hơn quy định. Đầu tháng 10-2004, trên 300 CN Công ty N.V.T (Khu Công nghiệp Tân Thới Hiệp, quận 12-TPHCM) đình công vì bị kéo dài thời gian thử việc, tăng ca quá sức... CN nơi đây cho biết tuy công ty thông báo sau khi thử việc sẽ được ký HĐLĐ nhưng có nhiều người trên 2 năm vẫn chỉ là CN thử việc, không được ký HĐLĐ, không được tham gia BHXH. Cách đây không lâu, một số nhân viên của một công ty sản xuất nông dược (Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân –TPHCM) cũng khiếu nại vì bị công ty kéo dài thời gian thử việc đến 1 năm, hưởng lương chỉ bằng 90% của công việc. Có người được công ty đề bạt làm phó phòng thí nghiệm nhưng vẫn không được ký HĐLĐ chính thức. Tương tự, Chi nhánh Công ty Liên Hoa tại TPHCM cũng viện lý do thử việc để kéo dài thời hạn ký HĐLĐ với NLĐ. Sau khi xảy ra tranh chấp, công ty tìm cách cho NLĐ thôi việc trái luật.

Trong hầu hết các cuộc đình công trong thời gian qua đều có nguyên nhân NLĐ bị kéo dài thời gian thử việc, không được ký HĐLĐ. Một cán bộ lao động nhận định: Không chỉ bị trả lương thấp hơn công việc chính thức, NLĐ còn không được tham gia BHXH. Họ nên khiếu nại để các cơ quan chức năng kịp thời xử lý.

Nghỉ việc trong khi thử việc: Bị chiếm đoạt tiền lương

Một số DN còn bất chấp pháp luật, tự ra quy định để cắt xén tiền lương của NLĐ. Anh Nguyễn Văn Viên thử việc ở Công ty Vương Trần (quận 10-TPHCM) từ ngày 20-9-2004, đến ngày 6-10-2004, đề nghị chấm dứt thử việc vì công việc không phù hợp. Đến khi anh yêu cầu được nhận tiền lương những ngày đã thử việc thì giám đốc công ty từ chối với lý do: Nghỉ việc trước khi hết thời hạn thử việc thì không trả lương (?). Anh Viên đã khiếu nại vụ việc với các cơ quan chức năng để đòi quyền lợi.

Nghiêm trọng hơn, Công ty TNHH Hoàn Mỹ (quận Bình Thạnh –TPHCM) buộc NLĐ ký cam kết trái luật như phải thử việc 3 tháng, muốn nghỉ việc phải báo trước 15 ngày. Trường hợp nghỉ việc trong thời gian này phải bồi thường chi phí đào tạo là 1/2 tháng lương. Trong vòng 15 ngày thử việc mà nghỉ việc vì bất cứ lý do gì thì công ty không trả lương... Chị Đoàn Thị Khánh, nhân viên của công ty - đã nghỉ việc, cho biết công ty kiếm mọi lý do để xà xẻo lương thử việc, buộc bồi thường chi phí đào tạo, trong khi chị chẳng hề được đào tạo một ngày nào.

NLĐ cũng cần có ý thức hợp tác

Trong cuộc họp mặt của CLB DN huyện Hóc Môn vừa qua, nhiều DN cũng bức xúc, đề đạt ý kiến với LĐLĐ huyện: Tình trạng CN học nghề xong bỏ việc hiện nay khá phổ biến, làm đảo lộn kế hoạch sản xuất của DN. Tại một công ty sản xuất giày ở Khu Công nghiệp Tân Thới Hiệp, quận 12-TPHCM, mỗi tháng công ty tuyển trên 50 lao động phổ thông. Sau một tháng học nghề có hưởng lương, công ty phải ký hợp đồng chính thức. Thế nhưng tháng nào cũng có gần 20 người bỏ việc. Các công ty lân cận cũng lâm vào tình trạng tương tự nên cùng nhau thỏa thuận: Không tuyển CN đã qua học nghề ở công ty cùng địa bàn. Thế nhưng, tình hình cũng không được cải thiện vì CN sang các công ty ở quận khác làm việc.

Chính ý thức kém của một số lao động làm DN cảnh giác với NLĐ trong thời gian thử việc. Mặt khác, quy định của pháp luật lao động về thử việc đã có, không nên hành xử tùy tiện để cả hai phía đều bị thiệt hại.

---------------------------------- 

Bà Nguyễn Thị Minh Hiền, Phó Phòng LĐ-TB-XH quận Tân Bình –TPHCM:

Hủy bỏ thỏa thuận làm thử không cần báo trước

Tiền lương trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác. Mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận làm thử mà không cần báo trước. Hành vi giữ lương thử việc vì NLĐ chấm dứt thử việc trước thời hạn là vi phạm pháp luật.

Ông Nguyễn Văn Khải, Phó Ban Thi đua – Chính sách LĐLĐ TPHCM:

Phải ký hợp đồng thử việc

Khi thử việc, NLĐ và DN phải ký hợp đồng. Hợp đồng này sẽ quy định đầy đủ các vấn đề: tiền lương, thời gian thử việc, điều kiện làm việc... Căn cứ vào đó, hai phía thực hiện các quyền lợi và trách nhiệm của mình. Nếu một trong hai bên không thực hiện đúng thỏa thuận thì bên kia có quyền khởi kiện để được bảo đảm quyền lợi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo