xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người lao động còn bị chèn ép

Nam Dương

Tình trạng tranh chấp lao động dẫn đến đình công gia tăng là do điều kiện làm việc của công nhân dưới chuẩn, tiền lương rất thấp

“Để quan hệ lao động (QHLĐ) hài hòa, cần có hệ thống pháp luật lao động đầy đủ, hoàn thiện; phải có các thiết chế bảo đảm và hỗ trợ cho QHLĐ bao gồm các thiết chế của Nhà nước, thiết chế hai bên, ba bên; phải có tổ chức CĐ, tổ chức của người sử dụng lao động đủ năng lực thực hiện chức năng đại diện”. Đây là thông điệp từ hội thảo “Tương lai QHLĐ và việc sửa đổi Bộ Luật Lao động, Luật CĐ” do Bộ LĐ-TB-XH phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội.

img
Một cuộc ngừng việc tại TPHCM do tiền lương thấp. Ảnh: VĨNH TÙNG


Tiếp cận các tiêu chuẩn lao động quốc tế


Nhiều ý kiến tại hội thảo thống nhất nhìn nhận một số quy định của pháp luật lao động và Luật CĐ không còn phù hợp. Ông Kari Tapiola, chuyên gia ILO, nhận xét: “Tình trạng tranh chấp lao động dẫn đến đình công gia tăng ở các KCN là do điều kiện làm việc của công nhân (CN) dưới chuẩn, tiền lương rất thấp. Qua đó cũng cho thấy các thiết chế trong QHLĐ vẫn còn điểm yếu và có thể trở nên nghiêm trọng thể hiện ở chỗ đình công không đúng trình tự”.


Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển QHLĐ (Bộ LĐ-TB-XH), nhận xét: Những năm đầu thời kỳ công nghiệp hóa ở bất cứ nước nào cũng thường có QHLĐ khó khăn với nhiều tranh chấp. Nguyên nhân là do thời kỳ này, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông, trình độ tay nghề thấp, vì thế người lao động (NLĐ) phải chịu thiệt thòi khi tiền lương thấp mà phải lao động với cường độ cao. Một nguyên nhân khác là VN đang trong thời kỳ “quá độ” về mọi mặt, kể cả trình độ quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp, hệ thống chính sách pháp luật về lao động chưa hoàn chỉnh, NLĐ ít hiểu biết về pháp luật...


Ông Tim De Meyer, chuyên viên cấp cao về các tiêu chuẩn lao động của ILO, cho rằng để hạn chế tranh chấp cần tăng cường vai trò của lực lượng thanh tra lao động. Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh việc giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài lao động và tòa án để hạn chế tranh chấp dẫn đến ngừng việc tập thể.


Pháp luật không đi vào cuộc sống


Một vấn đề được thảo luận sôi nổi tại hội thảo là vì sao các cơ quan chức năng đã nhiều lần sửa đổi pháp luật với mong muốn NLĐ khi đình công sẽ tuân thủ theo quy định nhưng hơn 3.000 cuộc được xem là “đình công” trong 15 năm qua vẫn chưa đủ yếu tố để được gọi là đình công. Đơn giản là vì các cuộc ngừng việc này chỉ mang tính tự phát, hoàn toàn không có tổ chức. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp khi xảy ra ngừng việc đã khởi kiện yêu cầu tuyên bố “đình công bất hợp pháp” nhưng tòa án không thể thụ lý vì không xác định được ai đã tổ chức, lãnh đạo ngừng việc tập thể. 


Ông Đào Đức San, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ LĐ-TB-XH, cho rằng: “Nói nguyên nhân đình công không đúng trình tự là do quy định về đình công và giải quyết đình công quá phức tạp, nhiêu khê là chưa thỏa đáng. Đình công là hệ quả của một chuỗi sự kiện. Vì vậy, khi giải quyết đình công phải có cách nhìn tổng thể, nếu chỉ sửa các quy định là không đủ. Bài học nhãn tiền là các cơ quan chức năng đã tập trung sửa quy định về đình công nhưng thực tế vẫn không giải quyết được bởi đã tồn tại một tiền lệ xấu: Ngừng việc tự phát là cách nhanh nhất để NLĐ đòi quyền lợi”.

Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN:

Các đại diện thương lượng phải đủ mạnh


Để có QHLĐ hài hòa thì bên cạnh hệ thống pháp luật lao động, Luật CĐ tốt cần phải có các thiết chế năng động hơn như thương lượng tập thể, đối thoại xã hội...

Muốn như thế thì các đại diện thương lượng như tổ chức CĐ hoặc đại diện giới sử dụng lao động phải mạnh, đủ năng lực để tham gia quá trình đàm phán, thỏa thuận.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo