Tại một công ty sản xuất phân bón ở quận 7, TPHCM, 6 năm qua, từ khi công ty hoạt động đến nay, CN phải làm việc thường xuyên từ 9 đến 10 giờ mỗi ngày. Anh Nguyễn Thành
Chỉ có một DN giảm giờ làm việc
Theo bà Dương Thị Kim Loan, chuyên viên Ban Thi đua Chính sách LÐLÐ TPHCM, những ngành nghề kể trên được xếp vào ngành nghề nặng nhọc, độc hại phải giảm giờ làm việc cho CN. Tuy nhiên, theo kết quả tổng hợp từ các báo cáo của 125 CÐ cơ sở các DN thuộc các ngành dệt, may, da giày, chế biến thủy hải sản, hóa chất, sành sứ, thủy tinh... trên địa bàn TPHCM, chỉ có 1 đơn vị thực hiện giảm giờ làm việc cho CN là Công ty Thuốc Trừ sâu Sài Gòn (Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn). Như vậy, biết bao công sức, thời gian của CN đã bị ăn chận.
Bớt xén thời giờ nghỉ giữa ca
Anh Hoàng Ðắc Song, CN một công ty sản xuất thiết bị viễn thông tại quận 12, TPHCM, cho biết công ty bố trí làm việc theo 2 ca: ca một từ 5 giờ đến 14 giờ, ca hai từ 14 giờ đến 23 giờ (mỗi ca được nghỉ 1 giờ để ăn cơm). Nghĩa là, công ty buộc CN phải đảm bảo thời gian làm việc ròng đúng 8 giờ. Công ty Ðại Quang (quận 6, TPHCM) lại quy định làm việc 9 giờ mỗi ngày nhưng CN phải đến trước giờ làm việc 15 phút để vệ sinh máy móc, hết giờ làm việc cũng phải ở lại thêm 15 phút để dọn dẹp nhà xưởng mới được về. Hiện có đến 80% DN tại các khu chế xuất và công nghiệp TPHCM ăn gian thời gian làm việc của người lao động theo kiểu: Thay vì xem thời gian nghỉ giữa ca, nghỉ giải lao theo tính chất công việc là thời gian làm việc có hưởng lương theo quy định thì họ lại kéo dài thời gian làm việc thêm 30 phút, 45 phút hoặc 1 giờ.
Trường hợp chị Trần Thị Nhài, nhân viên y tế tại Công ty May Gia Ðịnh (quận Thủ Ðức, TPHCM), lại bị ăn gian cách khác: Chị làm việc trên 5 tháng, với mức lương 700.000 đồng/tháng nhưng công ty không ký hợp đồng và còn buộc chị phải làm việc mỗi ngày từ 7 giờ 30 đến 18 giờ (có khi phải làm cả ngày chủ nhật) nhưng không được trả tiền phụ trội. Khi chúng tôi đặt vấn đề này với công ty thì được trả lời: Chị Nhài đang trong thời gian thử việc nên công ty quy định giờ làm việc như vậy!
Bớt xén của CN 300 triệu đồng
Năm 2002, CN Công ty Quang Lợi đình công nhiều lần vì bị công ty cắt xén tiền công. Phần lớn CN nơi đây là người từ các tỉnh miền Trung đến làm việc, hoàn cảnh khó khăn, sợ bị mất việc làm. Lợi dụng tình thế, công ty trả lương thời gian nhưng buộc hàng tháng CN phải làm việc 28 ngày, nếu tháng nào 31 ngày thì phải làm việc đến 29 ngày. Làm việc với các cơ quan chức năng, giám đốc công ty không giải thích được những quy định trái luật trên và ngoan cố không truy trả những khoản tiền đã cắt xén của CN. Nếu chỉ tính mỗi ngày công là 20.000 đồng thì qua 3 năm hoạt động, ít nhất công ty đã bớt xén của CN 300 triệu đồng.
Công ty Chế biến Thủy sản Việt Bảo (quận Tân Bình, TPHCM), rao tuyển CN thời vụ mức lương 700.000 đồng/tháng, mỗi ngày làm việc 8 giờ. Nhưng khi tuyển vào, CN bị buộc làm việc từ 7 giờ đến 21 giờ, mức lương 500.000 đồng. Công ty “đổ thừa” do CN không có tay nghề nên phải kéo dài thời gian làm việc. Ngoài ra, khi phải giao hàng gấp, công ty buộc CN làm việc suốt đêm nhưng không trả tiền phụ trội. Nhiều DN ngành may mặc còn tìm cách qua mặt các cơ quan chức năng bằng cách giao định mức rất cao. Nếu hoàn thành định mức họ phải làm việc ít nhất 10 giờ/ngày.
Những ngành nghề phải giảm từ 1-2 giờ/ngày Theo pháp luật lao động, những ngành nghề như: pha chế mực viết; làm việc thường xuyên trong hầm, kho lạnh; sản xuất keo gắn các sản phẩm PVC, vận hành máy xẻ ống nhựa PVC, vận hành máy trộn xay, nghiền, ép nhựa PVC, PE; vận hành máy dệt lưới, sản xuất phân NPK; sang chai, đóng gói lẻ thuốc bảo vệ thực vật, vận chuyển bốc vác thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất nệm mút; đúc nhôm, cán nhôm nóng; bốc xếp thủ công ở các bến cảng... là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải giảm giờ làm việc từ 1 đến 2 giờ mỗi ngày. *** Ông Mai Ðức Chính, Phó Chủ tịch LÐLÐ TPHCM: “Nghỉ giữa ca được tính vào giờ làm việc có hưởng lương” Pháp luật lao động quy định, thời gian làm việc không quá 8 giờ trong một ngày; người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ giữa ca ít nhất nửa giờ, làm ca đêm được nghỉ giữa ca 45 phút, tính vào giờ làm việc. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương bao gồm: thời giờ nghỉ giữa ca làm việc, thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất công việc... Trường hợp DN quy định thời gian làm việc như phản ánh trong bài là không đúng quy định. Thời gian làm việc ngoài thời gian quy định nói trên thì công ty phải tính là thời giờ làm thêm và trả đủ tiền phụ trội. Bà Nguyễn Thị Hồng Tú, Giám đốc Công ty Ðại Quang: “Sẽ xem xét, sửa đổi” Từ trước đến nay, chúng tôi vẫn nghĩ “8 giờ vàng ngọc” là thời gian dành cho công việc; còn thời gian vệ sinh máy móc, nghỉ giải lao, nghỉ ăn giữa ca... không được xem là thời gian làm việc. Nếu tính như vậy là không đúng, chúng tôi sẽ xem xét, sửa đổi. Ông Trần Ðạt Hòa, Giám đốc Công ty Nhựa Ðạt Hòa: “Giảm giờ làm việc, giảm tăng ca” Chúng tôi không hề biết có quy định giảm giờ làm việc cho những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nên CN vẫn phải làm việc đủ 8 giờ mỗi ngày, cũng có khi phải tăng ca rất nhiều. Chúng tôi sẽ rà soát lại các khâu trong dây chuyền sản xuất. Nếu có khâu nào thuộc loại nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục của Bộ LÐ-TB-XH quy định thì sẽ giảm giờ làm việc, giờ tăng ca và xem xét lại các chế độ khác của người lao động như phụ cấp, bồi dưỡng tại chỗ, phép năm, thai sản...
Bình luận (0)