xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quảng Nam: Giáo viên miền núi bị nợ lương, thiếu chỗ ở!

Bài và ảnh: Hoàng Dũng

Giáo viên miền núi tỉnh Quảng Nam vốn khó khăn nay lại càng khó khăn hơn khi họ bị nợ lương và các tiền chế độ khác lên đến hàng tỉ đồng; nhà công vụ cũng chưa có, phải ở tạm trong phòng học!

Đến các trường ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, đi đâu cũng nghe các thầy cô than thở về tình trạng nợ tiền chế độ, chính sách của giáo viên (như dạy tăng, dạy thay, phụ cấp ưu đãi, thu hút, công tác phí...) kéo dài liên tục trong nhiều tháng qua. Cô giáo Phạm Th. A, Trường Tiểu học Tà Lu (Đông Giang, Quảng Nam) nói: “Hơn 3 tháng rồi em chưa nhận được tiền phụ cấp, phải mượn tiền bạn bè để trang trải cuộc sống”.

Mòn mỏi chờ lương và phụ cấp

Bữa ăn trưa của các thầy cô ở Trường Tiểu học Tà Lu chỉ có một quả trứng, một bát canh lèo phèo vài cọng rau muống. “Lương cơ bản cộng với các khoản phụ cấp, mỗi người được khoảng 800.000 đồng/tháng. Mấy tháng nay chưa nhận được tiền phụ cấp, đành ăn rau thôi”, cô giáo Lê H. X bộc bạch. Theo thầy Đặng Quang Vũ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Jơ Ngây (xã Jơ Ngây, Đông Giang), hiện trường có 19 giáo viên đứng lớp, lương cơ bản của các thầy cô mới vào trường là 455.000 đồng/tháng. Giải thích về tình trạng nợ luơng giáo viên kéo dài hàng mấy tháng qua ở huyện Đông Giang, ông Nguyễn Thành, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Đông Giang, thanh minh: Đặc thù của khu vực miền núi, số lượng học sinh thấp, trong khi tỉnh lại giao kinh phí trên đầu học sinh. Hơn nữa, tiền thu học phí của học sinh, UBND huyện đã giữ lại 10% đưa vào ngân sách. Cũng trong năm 2004, ngành giáo dục huyện Đông Giang tăng thêm 62 biên chế nhưng ngân sách không được bổ sung, đồng thời đầu năm học huyện cũng trang bị thêm bàn, ghế cho các trường học nên dẫn đến việc thiếu hụt 1,2 tỉ đồng tiền dạy tăng giờ, phụ cấp cho giáo viên.

Đến Phòng Giáo dục huyện Bắc Trà My chúng tôi gặp nhiều nhân viên kế toán của các trường trên địa bàn huyện này đến chờ chực, hỏi thăm về tiền lương, phụ cấp của giáo viên. Chị Đặng Thị Thủy, kế toán Trường PTCS xã Trà Ka, cho biết: Hiện nay tiền lương và tiền phụ cấp từ tháng 10 đến 12-2004, trường vẫn chưa nhận được. Theo bà Phan Thị Thanh Sen, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Bắc Trà My, kinh phí trả lương cho 143 giáo viên, kế toán, y tế... của huyện được tuyển dụng từ tháng 10-2004 đến nay vẫn chưa được bổ sung. Số tiền nợ không chỉ 655 triệu mà trên 3 tỉ đồng, nếu tính theo chênh lệch lương mới và lương cũ, số tiền lên đến 6,04 tỉ đồng (khoản tiền này tỉnh chưa rót về). Bà Sen cho biết thêm, để giải quyết tiền lương cho các giáo viên, Phòng Giáo dục huyện cũng đã tạm ứng trước tiền lương năm 2005 để chi trả cho các giáo viên. Tuy nhiên, số tiền trên chỉ chi trả được tiền lương đến tháng 8-2005, còn tiền phụ cấp, ưu đãi... thì đành chịu!

Sống trong phòng học, thư viện

Theo đoàn giám sát HĐND tỉnh Quảng Nam, vẫn còn 50% trong số 192 trường ở 8 huyện chưa có nhà công vụ. Tuy nhiên, phần lớn nhà công vụ hiện có đều do tận dụng phòng học, thư viện để làm. Nhiều giáo viên khu vực miền núi phải ở tạm trong các trường học hoặc sống nhờ nhà dân. Còn 5 cô giáo ở Trường Tiểu học Jơ Ngây sống chung trong phòng học với ngổn ngang các dụng cụ dạy học (vì trường chưa có nhà công vụ). Còn thầy Hiệu trưởng Đặng Quang Vũ cũng phải dựng tạm ngôi nhà bằng gỗ cạnh trường làm nơi ở cho cả gia đình. Nhiều cô giáo đã lập gia đình, có con nhỏ cũng đành “bấm bụng” sống chung trong phòng học. Theo thầy Vũ, khó khăn nhất của trường hiện nay là việc thiếu nước sinh hoạt, các công trình vệ sinh cũng đã hư hỏng nhưng không có kinh phí để tu sửa. Hằng ngày các giáo viên ở Trường Tiểu học Jơ Ngây phải lội gần 1 km để lấy nước sinh hoạt, bởi mỗi khi vào mùa nắng là giếng nước ở trường đã cạn kiệt. Còn nơi ngả lưng của các giáo viên ở Trường THCS xã Trà Giác (Bắc Trà My) càng tệ hơn, 8 cô giáo phải sống chung trong một căn phòng tận dụng từ phòng học chưa đầy 40 m2. Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Phòng Giáo dục huyện Bắc Trà My, hiện nay toàn huyện có 6/12 xã có nhà công vụ cho giáo viên. Tuy nhiên, cũng chỉ đáp ứng được 30% nhà ở cho các giáo viên của 6 xã này. Hầu hết các giáo viên phải tận dụng các phòng học, thư viện làm nhà. Còn theo ông Nguyễn Thành theo đề án xây nhà công vụ cho giáo viên, huyện Đông Giang được đầu tư xây dựng 35 phòng với tổng vốn 2,6 tỉ đồng (trong đó, tỉnh chịu 80%, huyện chịu 20% kinh phí). Tuy nhiên, đến thời điểm này tỉnh chỉ rót về 150 triệu đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo