xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Thầy dùi” nhân sự

Nam Dương - Phạm Hồ

Ngày 3-3, tòa phúc thẩm TAND TPHCM đã tuyên khách sạn 5 sao Sofitel Plaza (quận 1-TPHCM) phải nhận bà Cẩm Linh trở lại làm việc, bồi thường và trả lương cho những ngày không được làm việc... Phán quyết của tòa đã mang lại công bằng cho bà Cẩm Linh sau 2 năm theo đuổi vụ kiện bị khách sạn Sofitel Plaza sa thải trái pháp luật.

Ra tòa vì thỏa hiệp với sai trái

Bà Cẩm Linh là thu ngân của khách sạn, làm việc với hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn. Tháng 10-2006, công ty viện lý do bà “không cười” nên chuyển bà Cẩm Linh vào làm việc ở... kho hàng. Đến tháng 3-2007, tổng giám đốc khách sạn cho bà nghỉ việc không lý do. Bà Cẩm Linh gặp trưởng phòng nhân sự yêu cầu có giải thích cụ thể thì trưởng phòng cho rằng công ty làm đúng.

Còn tại Công ty Doosol (quận 9 - TPHCM), trưởng phòng nhân sự tư vấn cho công ty lập nội quy cấm công nhân (CN) nữ... có thai. CN phản ứng gay gắt và sau đó các cơ quan chức năng xử lý nghiêm khắc công ty vì quy định trái luật. Cũng có trưởng phòng nhân sự đề nghị doanh nghiệp thẳng tay trừ lương của người lao động thay cho hình thức kỷ luật. Đến khi người lao động khiếu nại, cơ quan chức năng xử phạt thì doanh nghiệp mới biết mình sai.

Một chuyên gia về lao động cho biết: Khi tổng giám đốc là người nước ngoài chưa hiểu rành rẽ về pháp luật lao động, lẽ ra giám đốc nhân sự phải giúp đỡ để làm cho đúng luật. Trái lại nhiều giám đốc nhân sự đã “hùa” theo cái sai của giám đốc và kết quả là bị người lao động khởi kiện ra tòa, không chỉ mất uy tín mà còn bồi thường vật chất...

Hiểu sai, làm sai

Trong rất nhiều cuộc ngừng việc tập thể xảy ra trên địa bàn TPHCM gần đây, có một nguyên nhân xuất phát từ những quy định tréo ngoe của phòng nhân sự. Cuộc ngừng việc của CN Công ty S.I (100% vốn Hàn Quốc, quận 12 – TPHCM), là một ví dụ. Nội quy công ty do phòng nhân sự soạn thảo quy định: “Chủ nhật được nghỉ (trường hợp hàng gấp, công ty yêu cầu thì phải đi làm việc)”. “Đối với nhân viên mới thì thử việc trong vòng 3 tháng và sau 3 tháng sẽ trở thành nhân viên chính thức của công ty” (?!). Một cán bộ LĐLĐ quận 12 nhận xét, chính những quy định trái với nguyên tắc cơ bản của quan hệ lao động là nguyên nhân làm cho CN ngừng việc.

Tương tự, tại Công ty Hwata Vina (KCN Tân Bình), khi tập thể CN ngừng việc đề nghị công khai việc điều chỉnh lương tối thiểu (LTT), ông L. phụ trách nhân sự lại cho rằng tiền lương thực tế cao hơn tiền LTT thì không cần điều chỉnh. Mặc dù được các cơ quan chức năng giải thích, việc điều chỉnh LTT khác với việc tăng lương, nhưng người phụ trách nhân sự vẫn khăng khăng giữ quan điểm của mình. Vụ việc được giải quyết khi chính giám đốc công ty (người Đài Loan) nhận ra nhân viên của mình làm sai và điều chỉnh tiền lương theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Trả giá vì “lách” luật

Tiếp xúc với hồ sơ khiếu nại của một số CN Công ty D. (100% vốn Malaysia, KCN Việt Nam – Singapore, Bình Dương), nhiều chuyên gia pháp luật lao động không khỏi bức xúc vì hành vi lách luật của công ty này. Công ty này đã liên tiếp ký nhiều HĐLĐ thời vụ dưới một năm với CN. Dù làm việc liên tục nhưng trong hợp đồng ghi thời gian lại cách quãng. Một chuyên gia lao động nhận xét: Với các HĐLĐ này, khi CN nghỉ việc, công ty sẽ né tránh việc trả trợ cấp thôi việc. Các chế độ khác như nghỉ phép, lương, BHXH cũng sẽ bị ảnh hưởng”.

Còn công ty liên doanh S.S (chuyên sản xuất dược phẩm ở quận Thủ Đức), thay vì ký HĐLĐ trực tiếp với CN, lại ký HĐLĐ với một công ty chuyên “cho thuê” lao động khác, cứ mỗi 3 tháng/lần. Với thời hạn trên, CN cũng không được tham gia BHXH, BHYT. Khi CN bức xúc khiếu nại, công ty lại chuyển thời hạn HĐLĐ thời vụ xuống còn một tháng/lần, sau đó lại cho nghỉ một tuần rồi ký lại HĐLĐ một tháng, dù thực tế công ty không hề thiếu việc làm. Với cách làm này, CN bị thiệt thòi nghiêm trọng về BHXH, BHYT.

Một giám đốc doanh nghiệp cho biết sẽ sa thải ngay những nhân viên nhân sự tư vấn theo cách trên. Bởi cách làm này sẽ đẩy doanh nghiệp vào khó khăn, thậm chí là phá sản bởi doanh nghiệp luôn bị động về nhân sự và người lao động cũng chẳng bao giờ cống hiến sức lực, trí tuệ cho doanh nghiệp có cách hành xử như vậy.

Ông Lê Hồng Phúc, chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhân sự Việt Nam:

Quản lý nhân sự chưa thể hiện được vai trò của mình

Nhiều công ty chưa coi trọng quản lý nhân sự. Xem quản lý nhân sự chỉ đơn giản là công việc hành chính, kiêm nhiệm. Nhiều nơi có phòng nhân sự nhưng mọi quyết định đều do ban giám đốc quyết định; quản lý nhân sự không thể hiện được vai trò của mình. Bên cạnh đó, đội ngũ làm công tác nhân sự còn rất yếu, thiếu kinh nghiệm và chưa được đào tạo bài bản, nên chưa thể hiện được vai trò tư vấn cho doanh nghiệp chưa bảo đảm hài hòa quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo