Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ LĐ-TB&XH và Ủy ban Xã hội của Quốc hội đang thực hiện chỉnh lý dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thẩm tra trước khi trình Quốc hội cho ý kiến.
Với 2 phương án được đưa ra, phương án 1 nhận được nhiều ý kiến đồng thuận hơn. Cụ thể như sau:
Phương án 1, gồm 2 nhóm người lao động.
Nhóm thứ nhất là người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày luật này có hiệu lực thi hành (dự kiến ngày 1-7-2025), sau 12 tháng không tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm, thì được rút BHXH một lần.
Nhóm thứ hai là người lao động tham gia BHXH từ ngày luật này có hiệu lực trở đi không được áp dụng quy định rút BHXH một lần.
Phương án 2, sau 12 tháng người lao động không tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được rút BHXH một lần nhưng không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia khi có điều kiện và hưởng các chế độ BHXH.
Cả hai phương án nêu trên áp dụng cho người lao động bình thường, còn trường hợp đặc biệt (người lao động mắc bệnh hiểm nghèo, ra nước ngoài định cư…) vẫn được rút BHXH một lần.
Điểm đáng chú ý tại dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) mới nhất là quy định bổ sung đối tượng có thể BHXH một lần với người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng.
Theo đánh giá, cả 2 phương án đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Trong đó, cơ quan soạn thảo ưu tiên phương án 1, bởi phương án có sự kế thừa những quy định hiện hành với những người lao động đang tham gia BHXH, ít gây xáo trộn lớn trong xã hội, nhận được sự đồng thuận của nhiều người lao động. Ngoài ra, phương án này sẽ tiến tới tiếp cận tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về chính sách BHXH.
Cơ quan soạn thảo đang hướng đến sự thay đổi quy định về rút BHXH một lần vì phương án giữ nguyên như quy định hiện hành đã bị loại bỏ khỏi dự thảo.
Đáng chú ý, dự thảo lần này bổ sung đối tượng là “người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và người khuyết tật đặc biệt nặng” được phép rút BHXH một lần.
Với hai phương án trên, cơ quan soạn thảo đang hướng đến sự thay đổi quy định về rút BHXH một lần vì phương án giữ nguyên như quy định hiện hành đã bị loại bỏ khỏi dự thảo.
Ưu tiên phương án 1
Theo Bộ LĐ-TB&XH, hai phương án đưa ra hướng đến mục tiêu, chủ trương Nghị quyết 28 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách BHXH, đó là hạn chế số người rút BHXH một lần. Từ đó đảm bảo tốt hơn quyền lợi lâu dài, an sinh xã hội bền vững cho NLĐ theo các mức độ và cách thức khác nhau.
Ở mỗi phương án đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Trong đó, phương án 1 kế thừa quy định hiện hành với những NLĐ đang tham gia BHXH, không gây xáo trộn lớn trong xã hội, nhận được sự đồng thuận của NLĐ. Phương án này sẽ tiến tới tiếp cận tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế.
Số liệu thống kê thời gian qua cho thấy gần 70% số người rút BHXH một lần có thời gian đóng BHXH dưới năm năm. Nếu cho phép những người đang tham gia được rút BHXH một lần, sau khoảng 3-5 năm thực hiện luật mới thì số người rút BHXH một lần sẽ giảm đáng kể so với thời gian qua.
Cạnh đó, phương án 1 cũng khắc phục được thực trạng NLĐ rút BHXH một lần nhiều lần. Tuy nhiên, phương án 1 có thể có sự so sánh giữa những NLĐ tham gia trước và sau khi luật có hiệu lực. Theo ban soạn thảo, đây là một hạn chế khi thực hiện bất kỳ một cải cách hay thay đổi chính sách nói chung…
Với phương án 2, cơ quan soạn thảo cho rằng không có sự khác nhau giữa người tham gia BHXH trước và sau khi luật mới có hiệu lực. NLĐ hưởng BHXH một lần nhưng vẫn bảo lưu được một phần thời gian đóng, khi tiếp tục tham gia sẽ được cộng nối để hưởng chế độ BHXH.
Tuy nhiên, việc quy định chỉ được giải quyết một phần thời gian đóng có thể gặp phải nhiều phản ứng của NLĐ, có thể tăng đột biến số người đề nghị rút BHXH một lần trước khi luật mới có hiệu lực thi hành. Việc này ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do nó tác động đến tất cả NLĐ, cả những người hiện nay đang tham gia và sẽ tham gia sau thời điểm Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực.
Ngoài ra, phương án 2 cũng không giải quyết triệt để được việc rút BHXH một lần và thực trạng NLĐ nhiều lần rút BHXH một lần. Nếu thực hiện phương án này thì sau đó vẫn phải tiếp tục sửa đổi quy định để tiến tới phù hợp với tiêu chuẩn, thông lệ chung và đúng bản chất, mục tiêu của chế độ hưu trí.
Từ các phân tích trên, cơ quan soạn thảo lần đầu tiên đưa ra quan điểm là nghiêng về phương án 1. Bởi lẽ Bộ LĐ-TB&XH nhận thấy quá trình thảo luận cho ý kiến cũng nhận được nhiều sự đồng thuận hơn từ phía đối tượng chịu sự tác động trực tiếp là NLĐ tham gia BHXH.
Đề xuất giải quyết hưởng BHXH một lần cho NLĐ nước ngoài đóng BHXH dưới 12 tháng
BHXH Việt Nam vưa có Công văn 2106/BHXH-CSXH, trong đó đề xuất giải quyết hưởng BHXH một lần cho NLĐ nước ngoài đóng BHXH dưới 12 tháng.
Theo đó, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Luật An toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, BHXH Việt Nam gặp một số vướng mắc khi giải quyết hưởng chế độ BHXH, cụ thể như sau:
Tại điểm b, c khoản 2 Điều 60 Luật BHXH 2014 quy định mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
- 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
- Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì mức hưởng BHXH một lần đối với người lao động nước ngoài thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 60 Luật BHXH 2014. Như vậy, trường hợp người lao động nước ngoài có thời gian tham gia BHXH dưới 12 tháng thì chưa có căn cứ để tính mức hưởng.
BHXH Việt Nam đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn đối với trường hợp người lao động nước ngoài có thời gian tham gia BHXH dưới 12 tháng thì được áp dụng cách tính theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 60 Luật BHXH 2014.
Bình luận (0)