xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sân khấu cải lương khởi sắc

Bài và ảnh: THANH HIỆP

Đó là nhận định của hầu hết giới nghệ sĩ, đạo diễn, người làm sân khấu khi dự báo về sàn diễn cải lương thời gian tới

Liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc do Cục Nghệ thuật Biểu diễn - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ cùng các đơn vị liên quan tổ chức đã khai mạc tại TP Cần Thơ ngày 25-10.

Tìm bước đi phù hợp

Sự kiện này được tổ chức định kỳ 3 năm/lần. Liên hoan lần này quy tụ gần 1.200 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 29 đơn vị, đoàn nghệ thuật cùng 33 vở diễn. Theo đó, sàn diễn TP HCM lần này góp mặt 11 vở diễn, trong đó có vở đã diễn "thử lửa" trước khi đưa đoàn xuống Cần Thơ và đã nhận được phản hồi tích cực của đông đảo khán giả TP HCM như: "Người mang 9 án tử" (Công ty TNHH Giải trí WE), "Người ven đô" (Sân khấu Cải lương Mới Đại Việt), "Tây Sơn nữ tướng - Chói rạng sơn hà" (Sân khấu Sen Việt), "Cây lẻ bạn" (Công ty TNHH Giải trí sân khấu Kim Ngân), "Truyền tích Cổ Loa xưa" (Công ty TNHH Bảo Sơn), "Hào kiệt Lam Sơn" (Công ty TNHH Thiên Long)…

NSƯT Lê Nguyên Đạt ở lần liên hoan này dàn dựng nhiều vở như: "Tây Sơn nữ tướng - Chói rạng sơn hà" sẽ đưa vào sân khấu học đường; "Chất ngọc - Cầm Thi Giang" hướng đến khán giả du lịch, tìm hiểu vùng đất Cần Thơ, nơi có nhân vật Mộc quán Nguyễn Trọng Quyền - người được xem là hậu Tổ của sân khấu cải lương; "Truyền tích Cổ Loa xưa" hướng đến khán giả trẻ ở các trường đại học, THCS…

Một cảnh trong vở cải lương sử Việt “Hào kiệt Lam Sơn” của Công ty TNHH Thiên Long

Một cảnh trong vở cải lương sử Việt “Hào kiệt Lam Sơn” của Công ty TNHH Thiên Long

Nhà hát Trần Hữu Trang đầu tư vở "San hô đỏ" cũng hướng đến khán giả trẻ với kế hoạch biểu diễn phục vụ các quận, huyện ngoại thành và biểu diễn tại nhà hát theo kế hoạch quảng bá của Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM.

"Nhiều vở diễn công diễn tại liên hoan hứa hẹn mang lại cho đội ngũ sáng tạo sân khấu cải lương nhiều bài học kinh nghiệm, quan trọng nhất là tìm giải pháp, hướng đi phù hợp để vở diễn có thể sáng đèn sau liên hoan" - họa sĩ Lê Văn Định bày tỏ.

Bảo đảm yếu tố truyền thống của cải lương

Theo NSƯT Ca Lê Hồng - thành viên Hội đồng Nghệ thuật Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM, tín hiệu vui của liên hoan năm nay là các nghệ sĩ tham gia đều cố gắng làm mới vở diễn, nhiều vở có sự sáng tạo để thu hút người xem. Không ít vở diễn có chủ đề là nhịp sống thời đại và đã bán được vé.

NSƯT Kiều Mỹ Dung - Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TP Cần Thơ - nhấn mạnh để sân khấu cải lương ngày càng phát huy được giá trị, nét đẹp truyền thống và tiếp thu những cái mới từ nghệ thuật đương đại, sau liên hoan rất cần tổ chức những buổi tọa đàm. "Đây là dịp để người trong nghề trao đổi, nói lên những trăn trở về nhân lực, vật lực cho các vở diễn. Quan trọng hơn là tìm hướng đi để các vở diễn mới thu hút công chúng" - NSƯT Kiều Mỹ Dung nêu ý kiến.

Giới chuyên môn cho rằng bên cạnh tín hiệu vui khi có lực lượng trẻ xuất hiện, cần tập trung đào tạo kỹ thuật chuyên sâu cho đội ngũ diễn viên để bảo đảm yếu tố truyền thống của nghệ thuật cải lương được gìn giữ chuẩn mực. Khán giả miền Tây vẫn nhớ đến các đoàn Văn công Đồng Tháp, Bến Tre, Nhân dân Kiên Giang, Tây Ninh… với nhiều tác phẩm đỉnh cao, mang lại hiệu quả nghệ thuật cho cải lương đồng bằng một thời vang bóng.

NSND Giang Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam - nhìn nhận các địa phương cần có chính sách đặc thù để thu hút lực lượng trẻ, tài năng về làm việc tại các nhà hát, các đoàn nghệ thuật. "Ở liên hoan năm nay, lực lượng trẻ là nòng cốt. Họ không chỉ làm trẻ hóa diện mạo sân khấu cải lương mà còn tạo nên những đột phá bất ngờ đầy ấn tượng cho sân khấu truyền thống dân tộc. Các vở diễn đã hướng đến sự hòa mình vào nhịp sống hôm nay, trở thành món ăn tinh thần bền vững trong lòng công chúng" - NSND Giang Mạnh Hà nói. 

NSND Lệ Thủy tâm sự: "Cần phải làm mới nghệ thuật ca diễn của sân khấu cải lương hiện nay. Vì đã có sự khác biệt trong ca diễn của các thế hệ nghệ sĩ xưa (Giải Thanh Tâm) và hiện nay (Giải Trần Hữu Trang). Khán giả cải lương mỗi thời kỳ đều có thị hiếu khác nhau. Cần lắm sự đồng lòng, góp sức để duy trì và phát triển sân khấu cải lương".


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo