Theo sinh lý, từ tuổi 20 trở đi, mỗi năm nam hay nữ đều mất đi khoảng 1% khối lượng xương, cụ thể là chất calcium làm cho xương rắn chắc. Sau mãn kinh, tốc độ mất xương sẽ tăng nhanh từ 2% - 3%/năm. Sau 10 năm đầu mãn kinh có thể làm xẹp đốt sống, lưng còng, hoặc gãy các xương dài ở cổ tay, cổ xương đùi một cách dễ dàng nếu kho dự trữ trước đó không đầy đủ hoặc cung cấp thiếu canxi và vitamin D.
Hỏi: Tại sao bệnh loãng xương hay gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh thưa bác sĩ?
Tuổi tiền mãn kinh 45 - 50 tuổi, hoạt động chế tiết của buồng trứng bắt đầu bị rối loạn. Đến tuổi 50 - 55, tuổi mãn kinh thật sự, lượng estrogen là nội tiết tố của buồng trứng sụt giảm nhanh chóng và đột ngột do buồng trứng ngưng hoạt động. Estrogen có vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển, kéo dài tuổi thọ của tế bào tạo xương, cản trở quá trình sinh sản tế bào hủy xương, đồng thời tác động lên ruột làm tăng sự hấp thu Canxi, tăng vận chuyển Canxi từmáu vào xương tăng sự vững chắc cho xương. Mất đi sự bảo vệ Estrogen, quá trình hủy xương theo tuổi tác càng gia tăng, quá trình tạo xương giảm, hấp thu và chuyển hóa Canxi giảm là lý do chính gây bệnh loãng xương ở phụ nữ tuổi mãn kinh, làm quá trình loãng xương xảy ra sớm hơn, và hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác làm gia tăng bệnh loãng xương ở lứa tuổi này như: chế độ ăn thiếu canxi, lạm dụng các thuốc chứa corticoid, mắc các bệnh mãn tính và ít vận động. Thậm chí có những phụ nữ nghiện rượu hoặc thuốc lá. Hoặc do di truyền, có bố mẹ bị yếu xương, mắc các bệnh về xương.
Hỏi: Làm gì để phòng bệnh loãng xương ở tuổi mãn kinh?
Phương pháp giữ sức khỏe tốt nhất là phòng ngừa loãng xương từ khi còn trẻ. Nếu đã bị loãng xương, nên điều trị tích cực và ngăn ngừa bệnh nặng thêm.
Chế độ dinh dưỡng cân đối, đa dạng các thành phần, sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng protein, khoáng chất, canxi đầy đủ trong suốt cả cuộc đời giúp cho việc xây dựng và gìn giữ sự khoẻ mạnh của xương. Việc phòng ngừa càng phải tích cực hơn khi chuẩn bị bước vào giai đoạn tuổi mãn kinh. Nên chú ý thức ăn giàu canxi như cá, hải sản, cá nhỏ nguyên xương, tôm tép nhỏ nguyên vỏ, rau có màu xanh đậm, uống sữa giàu canxi, ăn chế phẩm từ sữa như yaout, phomai, …
Chế độ tập luyện vận động thường xuyên, sự vận động sẽ làm vỏ xương dày lên: Tập thể dục, thể thao, khí công, dưỡng sinh… Vận động và dinh dưỡng phù hợp để giữ cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, giúp phòng ngừa loãng xương hiệu quả.
Nên đo mật độ xương 3 tháng 1 lần để theo dõi sức khỏe của xương.
Nên tránh ăn mặn, ăn nhiều đồ ngọt, ăn nhiều đạm, uống rượu bia, cà phê, thuốc lá,..vì những tác nhân này sẽ cản trở hấp thu Canxi, và làm hao hụt nhanh chóng lượng Canxi trong cơ thể.
NuCalci của NutiFood, với công thức tiên tiến chứa Nano Calcium có kích thước siêu mịn hơn 100 lần so với canxi thông thường. NuCalci là giải pháp giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương hiệu quả với:
- Hệ dưỡng chất cho xương chắc khỏe từ bên trong: Canxi, Vitamin D, Magiê, Phốt pho, Đạm và Kẽm giúp tăng cường mật độ xương, giúp xương luôn chắc khỏe bền vững.
- Hấp thu tối ưu: Vitamin D, Vitamin A giúp xương hấp thu hiệu quả dưỡng chất xương vào cơ thể.
- Tăng cường miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa: Vitamin nhóm B giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng chống bệnh tật, tăng cảm giác ngon miệng; Vitamin E giúp làm chậm quá trình lão hóa da, cho da luôn mịn màng tươi trẻ.
Dùng 2 ly mỗi ngày theo hướng dẫn sử dụng, cung cấp đủ 100% nhu cầu canxi (theo khuyến nghị dinh dưỡng của Bộ Y tế cho người trưởng thành năm 2012).
Bình luận (0)